Trang mạng
Thiền
Quán
www.thienquan.net
Tuyến Tùng Quả
Và Con Mắt Thứ Ba
Như
Phong tổng hợp
Khoa Học Gia Khám Phá Lại "Con Mắt Thứ Ba"
Do sư Tỷ đồng tu Lyn McGee.Ohio, Hoa Kỳ
(nguyên văn tiếng Anh)
Sự quan trọng của con mắt thứ ba, còn gọi
là mắt huệ, đã được những người tìm Chân
lý và tu hành biết đến qua hằng bao thế kỷ, nhưng
chỉ mới gần đây khoa học cận đại mới công nhận sự hiện hữu
của mắt huệ. Thí dụ như, trong một khảo cứu gần đây của
Nga Sô
(http://english.pravda.ru/main/18/90/364/15560_thirdeye.html), phim
chụp để trong một bao thư phản ánh sáng bắt đầu rửa ra
có hình ảnh sau khi được đặt trên trán của
những nhân vật thí nghiệm. Theo ông Vitaly
Pravdivstev, nghiên cứu gia chính của cuộc khảo cứu: "Thử
nghiệm này cho thấy một số người có khả năng phóng
ra ‘hình ảnh từ não bộ’ từ một chỗ nào đó
bên trong trán".
Ông Pravdivstev cho biết về sự
liên hệ giữa khả năng này và trung tâm
não bộ được gọi là con mắt thứ ba: "Những tập tục cổ
truyền Á Ðông có thể chứng minh lý
thuyết của chúng ta: họ nói rằng sự phóng xạ tỏa
ra từ trung tâm năng lực của con người, khoa học bí truyền
gọi trung tâm này là con mắt thứ ba".
Trong khoa động vật học, sự hiện hữu của
con mắt thứ ba trong một số thú vật đã được công
nhận. Khảo sát vê các loài bò
sát và chim đã cho thấy chúng có con
mắt thứ ba liên quan
đến tuyến tùng (pineal gland). Con mắt này
trông không giống như mắt thường mà có thể
cảm nhận được ánh sáng và nhiệt độ
(http://www.anapsid.org/parietal.html). Thêm vào
đó, các khoa học gia đã khám phá
rằng tuyến tùng của con người có những cơ quan cảm nhận
được ánh sáng và sản xuất chất melatonin, được
tiết ra tùy theo ánh sáng mà thân thể
tiếp nhận được (xin đọc Bản Tin 133, "Tuyến tùng và
Melatonin"
http://godsdirectcontact.us/sm21/enews/www/133/ss.htm).
Nhưng các khoa học gia vẫn chưa xem
trọng chức năng của tuyến tùng trong cơ thể con người. Dù
nó cũng tương tự như con mắt thứ ba trong một số thú vật,
con người không sử dụng tuyến tùng để trực tiếp cảm nhận
ánh sáng. Một khám phá gần đây cho
thấy mắt thường cũng có thể sản xuất được chất melatonin,
làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người
càng ít quan trọng hơn nữa. Cuối cùng, khác
với loài vật, con mắt thứ ba của loài người nằm sâu
trong não bộ, và vị trí khác biệt
này khiến cho tuyến tùng của con người dường như
càng ít trọng yếu hơn. Vì theo trong luật tiến
hóa, tuyến tùng có vẻ như sẽ từ từ biến mất, thay
vì đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh
tồn.
Nhưng khám phá từ những cuộc
khảo cứu tương tự như của ông Vitaly Pravdivstev có thể sẽ
thúc đẩy khoa học cận đại có cái nhìn mới
về đề tài này. Khả năng phóng hình ảnh
lên phim dường như đã biểu lộ rằng chức năng của tuyến
tùng không những nhiều hơn chức năng mà các
khoa học gia đã nhận biết, mà còn cho thấy cơ quan
này có thể tự "nhìn thấy" và có tầm
hoạt động vượt khỏi trình độ sinh tồn vật chất. Vì vậy,
dù là đối với nhiều người con mắt thứ ba có vẻ như
không còn hữu dụng, lý do đàng sau có
thể hoàn toàn khác hẳn với những điều mà
khoa học tin tưởng từ lâu. Tuyến tùng có thể chỉ
cần được đánh thức, theo cách mà Sư Phụ đề cập
là "nối tiếp trở lại với Thượng Ðế", để có thể hoạt
động theo đúng vai trò của nó.
Một tác giả khác, nhà thần
học G. de Puruker, trong thập niên 1920 đã viết về tuyến
tùng và sự tiến hóa của nhân loại
(http://www.theosociety.org/pasadena/man-evol/mie-16.htm) từ
khía cạnh tâm linh nhiều hơn là sinh vật học:
Ngay cả hiện tại,
tuyến tùng là nguồn gốc của trực giác. Khi
chúng ta có một linh cảm, tuyến này nhẹ
nhàng rung động; khi chúng ta có một hứng khởi hay
một sự nhận biết trực giác, nó rung động mạnh hơn. Tuy
nhiên sự khởi động của tuyến này khó khăn,
vì cặp mắt thịt hoạt động mạnh hơn. Càng về sau, cặp mắt
sẽ dần dần càng hoàn hảo hơn về chức năng, tuy
nhiên chúng sẽ bớt đi tầm quan trọng, và "con mắt
đầu tiên" sẽ tự nó trở lại.
Có lẽ là sự đề cập của
nhà thần học de Puruker về "con mắt đầu tiên", một lần nữa
công nhận sự quan trọng của nó, trùng hợp với bước
tiến vào Thời đại Hoàng Kim của nhân loại. Nếu vậy,
cuộc khảo cứu của Pravdivstev có thể được xem là khoa học
đang xác nhận sự quan trọng thật sự của mắt huệ. Và từ
đó, như Sư Phụ đã nói, mắt huệ là nơi
chúng ta "đi" để tiếp xúc với Thượng Ðế bên
trong, và trong những thập niên kế tiếp, tất cả
chúng ta sẽ càng trân quý hơn nữa hơn sự
quan trọng về việc tiếp xúc với Thượng Ðế của mình.♥
Nguồn:
http://www.godsdirectcontact.org/unicode/news/161/ss1.htm
|
Tuyến Tùng Quả và Con Mắt Thứ
Ba
Nguồn http://totha.vn/religion_detail.php?id=60
MELATONINE,
NHỮNG
ÐIỀU
CHƯA
BIẾT
Tác
giả
:
BS. NGUYỄN VĂN THÔNG
Trước
đây,
tuyến tùng đã
từng
được gọi là "tuyến bí
mật" vì
người ta chưa hiểu rõ công năng của nó. Nhưng hiện
nay các nhà khoa học đã chứng minh tuyến
tùng có vai trò rất quan trọng trong việc duy
trì sự điều hòa nội tiết. Ðặc biệt Melatonin
(N-acetyl-5-methoxytryptamine) là một kích thích
tố tự nhiên được tổng hợp và tiết ra từ tuyến
tùng
(pineal gland), và được điều hòa qua các
thụ điểm
bêta- adrenergic có khả năng phòng và chữa
trị được nhiều căn bệnh.
Tuyến tùng (pineal gland)
nằm ở não thất thứ ba, trong hố yên ngựa. Tuyến nối với
vùng dưới đồi (hypothalamus) bằng một cái cuống và
sẽ nhận những thông tin từ não qua cuống này. Sở dĩ
gọi là tuyến tùng (pineal) vì nó có
hình dạng giống như quả thông, dài khoảng 0,64cm,
nặng khoảng 0,1g. Tuyến tùng đã từng được gọi là
"tuyến bí mật" vì cơ năng của nó không được
hiểu rõ. Hiện nay người ta đã biết tuyến tùng
đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự
điều hòa nội tiết, có cơ năng miễn nhiễm và chu kỳ
24 giờ (circadian rhythm). Tuyến tùng được ví như một
đồng hồ sinh học vì nó tiết ra melatonin vào buổi
tối. Nồng độ melatonin cao nhất vào khoảng 2 giờ sáng đối
với người trẻ tuổi và 3 giờ sáng ở người lớn tuổi. Mức độ
tối đa melatonin được tiết ra ở người cao tuổi chỉ bằng một nửa đối với
người trẻ. Mức độ thấp vào ban ngày. Khi mặt trời lặn, sự
thiếu ánh sáng sẽ gây ra những tín hiệu thần
kinh để kích thích tuyến tùng bắt đầu tiết ra
melatonin. Sự chậm trễ và cường độ giảm của tình trạng
tiết ra melatonin là một biểu hiện của tuổi tác.
Melatonin uống vào
buổi tối (trong múi giờ mới) sẽ giúp điều chỉnh đồng hồ
sinh học và tránh được những triệu chứng "jet-lag" (sự
mệt mỏi, rối loạn sau một chuyến bay dài). Trong một
nghiên cứu gần đây trên 17 người bay từ San Francisco
tới London (cách xa 8 múi giờ). 8 người uống 5mg
melatonin, trong khi 9 người uống placebo. Kết quả những người uống
melatonin không có triệu chứng jet-lag; trong khi 6 trong
9 người uống placebo có triệu chứng trên.
Trong mọi trường hợp,
melatonin nên uống vào buổi tối (tốt nhất là trước
nửa đêm) trước khi đi ngủ. Ðó là lúc
tuyến tùng tiết ra melatonin một cách tự nhiên.
Ngoài công
dụng chữa trị chứng "Jet-lag", melatonin còn đang được
nghiên cứu để chữa trị một số bệnh như bệnh sầu muộn theo
mùa (seasonal affective disorder hay SAD), suy nhược tâm
thần và ung thư. Trích tinh tuyến tùng (pineal
polypeptide extract) đã được chứng minh là có
tác dụng ngăn chặn xơ cứng động mạch, giảm nồng độ
triglycerides, làm tăng khả năng miễn dịch tế bào
và giúp tăng tuổi thọ.
MELATONIN LÀM TĂNG HAY GIẢM
KHẢ NĂNG
TINH THẦN?
Một số nghiên cứu cho
rằng melatonin có ảnh hưởng không tốt đến khả năng tinh
thần; Chẳng hạn những người dùng melatonin ít tỉnh
táo, hay buồn ngủ và phản ứng chậm chạp. Ngược lại một số
nghiên cứu khác chứng minh melatonin có ảnh hưởng
tốt đến trí nhớ và khả năng tinh thần. Tuy nhiên
trong những nghiên cứu trên, melatonin lại được dùng
vào ban ngày thay vì vào buổi tối;
Mà với những thuốc nhằm làm tăng chu kỳ thời gian 24 giờ
như melatonin, thời điểm dùng là rất quan trọng. Khi
dùng ngược với chu kỳ tự nhiên, chúng sẽ gây
suy giảm cơ năng nhận thức cũng như "jet-lag". Nhưng khi uống đồng bộ
với chu kỳ thời gian 24 giờ, sẽ giúp gia tăng khả năng tinh
thần. Melatonin còn có tác dụng chữa trị bệnh sầu
muộn theo mùa và bệnh trầm cảm. Hai điểm cần chú
trọng về chứng sầu muộn theo mùa và trầm cảm là sự
tiết melatonin bị suy giảm. Trên cơ sở đó các
nhà nghiên cứu đã dùng melatonin để chữa trị
chứng suy nhược thần kinh với kết quả rất khả quan.
MELATONIN GIÚP TĂNG TUỔI THỌ
Melatonin đã được
chứng minh là giúp làm tăng tính miễn dịch
và tuổi thọ ở chuột thử nghiệm. BS Maestroni đã cho chuột
uống melatonin mỗi buổi chiều. Chúng trở nên mạnh khỏe
và mạnh dạn hơn, tăng hoạt, lông dày, bóng
bẩy và sống lâu hơn 20% so với những con chuột đối chứng.
Tình trạng tiết melatonin sẽ giảm dần theo tuổi tác, do
đó có thể giải thích vì sao người cao tuổi
lại hay khó ngủ và thường cảm thấy mệt mỏi lúc ban
ngày. Sự phục hồi "chu kỳ thức - ngủ" cho người cao tuổi bằng
melatonin (dùng trước khi đi ngủ) đã giúp họ hưng
phấn hơn trong cuộc sống.
MELATONIN VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG
STRESS
Các cuộc
nghiên cứu mới đây đã cho thấy melatonin có
khả năng chống stress. Hiệu ứng chống stress của melatonin đạt được
thông qua sự biến đổi tiến trình điều chỉnh của hệ thần
kinh trung ương, sự đồng bộ hóa nhịp thời gian trong
ngày, tối ưu hóa tuyến nội tiết và tình
trạng miễn dịch của cơ thể. Nếu tác dụng chống stress này
được kiểm tra và khẳng định, hứa hẹn sẽ cho ra đời loại thuốc
hiệu quả để điều trị chứng sa sút tâm thần.
MELATONIN VÀ KHẢ NĂNG CHỮA
TRỊ UNG THƯ
Một số công
trình nghiên cứu cho thấy melatonin có thể ức chế
sự tăng trưởng của khối u. Với liều cao (40-50mg), uống đồng thời với
"Recombinant Interleukin- 2" để điều trị nhiều loại ung thư khác
nhau, đã cho thấy Melatonin có khả năng kiềm hãm
sự tiến triển của bệnh.
MELATONIN VÀ BỆNH ALZHEIMER
Nhiều nghiên cứu mới
đây đã tìm thấy nồng độ melatonin thấp trong dịch
não tủy của những bệnh nhân Alzheimer (so với những người
bình thường). Do nhịp thời gian 24 giờ bị xáo trộn ở bệnh
Alzheimer, nên người ta cho rằng nếu điều chỉnh melatonin đến mức
bình thường có thể sẽ làm giảm triệu chứng bệnh.
MELATONIN VÀ ÐIỆN TỪ
TRƯỜNG
Ánh nắng mặt trời
là yếu tố môi trường ảnh hưởng nhiều nhất đến đồng hồ cơ
thể (internal clock) và sự sản xuất melatonin về đêm.
Có những bằng chứng cho thấy điện từ trường của trái đất
cũng có ảnh hưởng tới nhịp thời gian 24 giờ của con người. Khi
bị tách khỏi điện từ trường của trái đất, nhịp thời gian
24 giờ có thể bị xáo trộn (như trường hợp các phi
hành gia vũ trụ). Ngoài ra sự tiếp xúc với điện từ
trường phát ra từ các máy móc dùng
trong nhà hay nguồn điện cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cơ
thể. Bổ sung melatonin có thể giúp ta tránh khỏi
những hậu quả không tốt đó.
LIỀU
LƯỢNG
MELATONIN
Liều dùng thay đổi
tùy theo tình trạng của mỗi người. Theo BS. Pierpaoli,
một chuyên gia về Melatonin, liều dùng có thể từ
0,1-200mg tùy theo từng trường hợp. Sự khác biệt từ liều
thấp tới liều cao là rất lớn. Nên bắt đầu melatonin với
liều 3mg lúc 11 giờ đêm và thay đổi liều từ từ. Nếu
bệnh nhân ngủ ngon nhưng cảm thấy ngầy ngật vào
sáng hôm sau thì giảm liều xuống một nửa. Nếu bệnh
nhân chưa ngủ ngon với liều đó, có thể tăng dần 3mg
mỗi tối cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Ða số có kết
quả tốt với liều từ 3-10mg.
THẬN
TRỌNG
KHI
SỬ
DỤNG THUỐC
Thời điểm dùng thuốc
là yếu tố rất quan trọng. Sự khác biệt cá
nhân về tình trạng hấp thu và biến dưỡng của
melatonin có thể giải thích được vấn đề khác biệt
về liều dùng.
(Theo US Pharmacist, 2/2003)
Nguồn:
http://ybacsi.com/y-hoc-pho-thong/show.php?get=1&id=noikhoa/13_0088
Tuyến Tùng và Melatonin
Tuyến
tùng
là
một bộ phận dẹp, hình nón, nhỏ bằng
hột đậu nằm ở trung điểm của não bộ. Nó trưởng
thành tới mức độ tối đa trong thời kỳ thơ ấu, nhưng sau
đó nó trở thành cứng lại và teo dần theo
tuổi tác.
Tuyến Tùng và
Melatonin
Số lượng melatonin sản xuất bởi tuyến tùng tùy thuộc
vào số lượng ánh sáng mà nó nhận
được, vì tuyến này đóng vai trò "đồng hồ"
của thân thể do sự nhạy cảm của nó đối với ánh
sáng và sự điều hành chu kỳ ngủ-tỉnh. Trong giấc
ngủ về đêm, mức độ melatonin trong thân thể tăng lên,
giữa 11 giờ đêm và 2 giờ sáng là nhiều nhất,
sau đó lại giảm xuống rất nhanh khi một ngày mới bắt đầu.
Số lượng sản xuất melatonin tùy thuộc vào tuổi
tác, tăng lên sau khi sinh ra đời ba tháng, tới mức
tối đa lúc lên sáu tuổi, và khởi sự giảm
xuống sau tuổi dậy thì.
Ảnh Hưởng của Melatonin Trong Cơ
Thể Con Người
Melatonin có một kết cấu hóa học đơn giản nhưng lại
đóng một vai trò quyết định đối với thân thể, kiểm
soát công việc của các bộ phận, các tuyến,
và điều hòa sự sản xuất kích thích tố.
Nó cũng kiềm chế sự kích thích thái
quá do dây thần kinh giao cảm gây ra để hạ áp
suất của máu và giảm bớt nhịp tim, do đó tim đỡ
phần nào ảnh hưởng. Nó cũng làm dịu bớt những
phiền muộn về tinh thần, giúp ngủ ngon, điều chỉnh giờ giấc
thân thể, giảm chứng ngủ-tỉnh không đúng lúc
sau khi đi máy bay, tăng cường sức miễn nhiễm, gia tăng sức đề
kháng của cơ thể đối với vi trùng và vi khuẩn,
và ngăn ngừa bịnh ung thư và bịnh mất trí về
già.
Số lượng melatonin được sản xuất đi ngược với số lượng serotonin, một
chất hóa học làm mạch máu co lại và
có nhiệm vụ dẫn luồng thần kinh (neurotransmitter). Ban
ngày, đầu óc hoạt động nhiều nhất, đó là
lúc nó chạy lung tung và hay bị phân
tâm, khiến số lượng serotonin cần cho dây thần kinh bị tăng
lên. Ban đêm hay lúc thiền, đầu óc bớt hoạt
động, số lượng serotonin giảm xuống và melatonin tăng lên,
và tình trạng này thay đổi. Tuy nhiên, khi
mắt nhận ánh sáng, mức sản xuất melatonin giảm xuống.
Vì lý do này mà những người làm việc
ban đêm và những người ngủ với ánh sáng
có sức kháng bệnh thấp hơn và có khuynh
hướng bị ung thư nhiều hơn người khác.
Hai cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho biết ánh sáng
chói về đêm làm giảm số lượng melatonin và
gia tăng chất kích thích tố estrogen trong phụ nữ, do
đó cũng gia tăng chứng ung thư trong phụ nữ làm việc ban
đêm. Cuộc nghiên cứu về những trẻ sơ sinh chết bất ngờ cho
thấy các em bé này có tuyến tùng
chậm phát triển, làm giảm mức melatonin và
làm yếu khả năng đối phó với các phân tử tự
do trong óc (những phân tử không có đủ bộ
nguyên tử), khiến cho não bộ dễ bị hại bởi những
phân tử này. Một cuộc khảo cứu khác về bịnh buồn
khổ tâm trí trong trẻ em và người lớn cho thấy mực
độ melatonin trong những bệnh nhân tâm thần này thấp
hơn những người bình thường khỏe mạnh.
Nguồn Gốc Của Melatonin
Melatonin có một ít trong những loại cây như: cốm
(oats), bắp ngô, gạo, gừng, cà chua, chuối và
lúa mạch. Dùng những loại thức ăn khác như rong
biển, đậu nành, hột bí, hột dưa, quả hạnh nhân
(almond), đậu phọng, men (yeast), mạch nha, và sữa, giúp
gia tăng số lượng melatonin trong thân thể.
Giảm tiêu thụ thức ăn sẽ giữ melatolin ở mức độ bình
thường. Những cuộc nghiên cứu cho biết chuột già ăn
ít có tuyến tùng khỏe mạnh như chuột non và
có thể điều hòa sự sản xuất melatonin. Mức melatonin
trong những con chuột này bằng 80% số lượng melatonin trong
chuột non, trong khi những con chuột già không bị hạn chế
ăn chỉ có 40%.
Kết Luận
Mặc dù melatonin có một ảnh hưởng quan trọng trong cơ thể
con người, nhưng điều này vẫn chưa đưa đến một kết luận cụ thể
nào cho biết dùng thêm chất melatonin là
có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho biết cơ thể đàn
bà ngồi thiền có nhiều melatonin hơn. Tập thể dục
ngón chân cái cũng kích thích sự sản
xuất melatonin. Tập thể dục ban ngày làm gia tăng số
lượng melatonin, trong khi tập thể dục ban đêm sẽ có kết
quả ngược lại. Do đó, chúng ta nên ăn ít đi,
ngồi thiền, tập thể dục
thường xuyên ban ngày và có một đời sống kỷ
luật.
Nguồn: http://www.datviet.com/archive/index.php/t-101726.html
Tuyến
Yên (hìnhcuả
hocmai.vn)
Con mắt thứ 3
(CXH.VN) Mỗi khi
tâm hồn tiến tới tâm thức khách quan, tuyến tùng và tuyến yên cũng đều phát
triển theo. Khi nào nhân cách của một người
phát triển đến mức hoàn thiện thì nó tạo ra
trong tuyến yên một phản ứng từ tính mạnh dần lên
cho đến lúc sự phóng xạ chạm vào tuyến tùng.
Bấy giờ phát
sinh “con mắt thứ ba” là kết quả của sự phản ứng rung động
siêu thức qua lại do tuyến tùng tác động lên
sức mạnh nhân cách. Vào chính thời điểm
đó xuất hiện “một tia sáng trong đầu” khi “con mắt thứ
ba” được phát sinh, con nguời thực sự thấy được những điều
thiêng liêng. Đối với đại bộ phận của nhân loại,
không có”con mắt thứ ba”. Những ai muốn đạt được
trình độ hiểu biết về tinh thần tiềm ẩn, thì cần phải cố
gắng luyện tập rung động đạt đến trình độ siêu thức để
có được “con mắt thứ ba”.
Nguồn:
http://www.camxahoc.vn/?p=854
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUÂN XA 6,
LUÂN XA 7 VỚI TUYẾN TÙNG TUYẾN YÊN VÀ SỨC
KHỎE CON NGƯỜI
Bs Nguyễn Thị Kim Loan tham gia
Hội thảo khoa học Chẩn trị bệnh bằng các phương pháp Y
học bổ sung do Trung tâm UNESCO Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng tổ chức
tại Hà Nội ngày 4/ 4/ 2008
Sức khỏe
luôn là mối quan tâm hàng đầu của con người.
Chúng ta ai cũng mong muốn được khoẻ mạnh, không bệnh tật
gì. Nếu bị bệnh mong được khỏi bệnh . Đối với Tây y,
nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, siêu vi khuẩn
thì dùng thuốc tiêu diệt vi khuẩn. Nguyên
nhân do khiếm khuyết về gen thì sửa chữa gen thậm chí hỏng tạng
nào thì thay tạng đó. Đối với Y học phương
đông, bênh do mất cân bằng âm dương gây
nên, điều trị tận gốc là lập lại cân bằng
này. Với môn Năng lượng Vũ trụ mà ở nước ta gọi
là Nhân điện thì gốc của sức khỏe là
năng lượng, thiếu năng lượng ứ trệ năng lượng thì sinh
bệnh, bù đủ năng lượng và tăng cường lưu thông năng
lượng thì đỡ bệnh, khỏi bệnh.
Bài
học
đầu tiên của môn Nhân điện là
Hệ thống Luân xa ( LX, Chakra).
Yếu tố quyết định
của môn Nhân điện là khai mở Hệ thống Luân xa
100%.
Từ xa xưa,
con người đã biết đến Hệ thống Luân xa. LX được coi
là trung tâm năng lượng của cơ thể, Hệ thống LX như cửa
ngõ lưu thông năng lượng giữa con người và năng
lượng vũ trụ. Cơ thể con người ta có 7 LX chính
còn gọi là 7 đại huyệt. Trong bài
này tôi xin được đi sâu vào 2 LX
chính đó là LX6 và LX7. Những ai
đã học và thực hành môn Nhân điện
thì đều biết LX6, LX7 đóng vai trò chủ đạo trong
nhận và truyền Năng lượng vũ trụ. Việc kết nối và sử dụng
LX6, LX7 đồng hành với học viên Nhân điện từ lớp
thấp nhất đến lớp cao nhất, nó giúp cơ thể nhận và
truyền Năng lượng Vũ trụ làm tăng sức đề kháng của
cơ thể.Vì sao vậy?
Tôi xin
phép chỉ nêu ra đây một số minh chứng lý
luận, dùng kiến thức Tây y qua một số tài liệu của
các nhà nghiên cứu, các giáo sư đang
nghiên cứu giảng dạy tại các trường Đại học trên
thé giới như:
-
Quyển ''Chakra'' của Hais
Johari
-
Tài liệu ''Pineal
gland'' của Aon Lerner -Đại học Yale Hoa kỳ
-
Wikipedia - Yahoo
-
Quyển ''Sinh lý học''
của Trường đại học Y Hà Nội
Theo tài
liệu của Hais Johari, ông khẳng định LX6 liên quan đến
tuyến Tùng (Pineal gland ), LX 7 liên quan đến tuyến
Yên ( Pituitary gland )
Tuyến
Tùng (TT)
Tuyến Tùng
hình quả thông, màu đỏ xám,kích thước
nhỏ,chiều dài 0,5-0,7cm. Nằm giữa bán cầu đại
não
Chức năng:
1. TT là
tuyến nội tiết sản xuất ra Hormon Melatholin, giáo sư Aon
Lerner và cộng sự đã chứng minh được Melatholin được tiết
ra đậm đặc ỏ TT. Hormon này đóng vai trò trong một
số hoạt động của con người và động vật:
-
Điều hòa chu
trình thức ngủ của con người, ngủ đông của động vật.
-
Chống lại sự lão
hóa của các Neuron thần kinh.
-
Đóng vai trò
trong việc phát triẻn giới tính ở người và sinh
sản theo mùa của động vật. Ở trẻ nhỏ TT phát triển đến
khi dậy thì TT nhỏ dần, ở người lớn thì vôi
hóa.
2. TT tiết ra
các chất gây hưng phấn giống với cần sa , Cocain gây
cảm giác koái cảm , giảm đau.
3. TT kích
thích tuyến Ức trong việc hoạt hóa Lymphocyt miễn dịch.
4. TT là nơi
giao lưu giữa trí khôn với cơ thể. Nó hoạt động
mạnh trong quá khứ của loài người như con mắt thứ 3.
Ngày nay chức năng này không còn thiết yếu
nữa. TT đang trở thành bộ phận bị thoái hóa.
5. TT liên
quan đến LX6 và một phần LX7, người ta tin rằng nếu được khai mở
LX 100% và luyện tập đều đặn sẽ đánh thức được TT,
không những trẻ khỏe mà còn có khả năng giao
cảm.
Tuyến
yên (Pituitary gland, TY)
TY là tuyến
nội tiết, kích thước nhỏ đường kính khoảng 0,7-1cm, trọng
lượng koảng 1 g. TY nằm giữa đáy nền sọ, trong hố Yên
thuộc xương bướm. Tuy nhỏ nhưng TY đóng vai trò nhạc
trưởng chỉ huy một số tuyến nội tiết khác và trực tiếp
tham gia quá trình chuyển hóa phát triển cơ
thể thông qua các Hormon của nó:
-
hGH (human Growth
Hormon) là Hormon tăng trưởng cơ thể, kích thích
sụn, xương phát triển, tăng tổng hợp protein, tăng chuyển
hóa lipit, gluxit.
-
TSH (Thyroid stimulating
Hormon) là Hormon kích thích tuyến giáp
phát triển, tăng khả năng tạo Hormon tuyến giáp.
-
ACTH (Adreno Cỏticotropin
Hormon) là Hormon kích thích tuyến thượng
thận phát triển lớp vỏ để sản sinh ra Cortisol và
Androgen. ACTH tác dụng lên não làm tưng
trí nhớ, tăng cảm xúc. ACTH tác dụng lên tế
bào sắc tố sản xuất ra Melanin rồi phân tán
trên da
-
FSH (Follcle Stimulating
Hormon) Kích thích tuyến sinh dục, ở nam phát
triển ống sinh tinh sản xuất tinh trùng, ở nữ kích
thích nang noãn phát triển.
-
LH (Luiteinizing Hormon)
Kích thích tuyến sinh dục, ở nam kích thích
sản xuất Testosteron là nội tiết nam tính, ở nữ
kích thích noãn chín, phát triển
hoàng thể tiết ra Estrogen và Progesteron.
-
PRL ( Prolactin) kích
thích tuyến sữa ở nữ, tăng dần ở tuần thứ 5 cho đến hết thời kỳ
cho con bú.
-
ADH ( Vasopresin) tác
dụng tái hấp thu ở ống thận và co các tiểu động
mạch dẫn đến tăng huyết áp và điều hòa áp
suất thẩm thấu tăng khối lượng tuần hoàn.
-
Oxytoxin Hormon sinh dục nữ,
tác dụng tăng cơn co tử cung, tác dụng bài xuất
sữa khi con bú.
Với nhiều chức năng
quan trọng như vậy nên khi Tuyến Yên suy yếu thì cơ
thể không phát triển được cả thể chất chiều cao cả về hệ
miễn dịch, sinh dục. Ngược lại khi bị u Tuyến Yên sẽ gây
bênh khổng lồ và nhiều rói loạn khác.
Trong tác
phẩm Chakra của Haris Johari nói rõ Tuyến Yên
liên quan đến LX7, Tuyến Tùng liên quan đến LX6
nên việc tập luyện thiền định và kết nối LX6 với
LX7 trong môn Nhân điện chính là
đã kích thích và kết nối Tuyến Yên
và Tuýen Tùng, kích thích cả hệ
thống tuyến nội tiết, hệ thống chuyển hóa, hệ thống miễn dịch
của cơ thể.
Chính cơ chế
này giúp cơ thể tăng sức đề kháng tự chống lại
bệnh tật. Những đóng góp của môn Nhân điện
trong việc nâng cao sức khỏe, trị bệnh đã đưa môn
Nhân điện vào một trong những môn chính thức
của Y học bổ sung được Liên hợp Quốc công nhận.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 2002 tại Trường đại học
quốc tế mở Y tế bổ sung ở Colombo thủ đô Srilanka, Khoa
Nhân điện đã được chính thức thành lập.
Thày Lương Minh Đáng, người sáng lập môn
Nhân điện đã được bổ nhiệm làm Trưởng khoa
Nhân điện, Hiệu phó của Nhà trường.
Ở Việt nam,
tôi xin đề xuất Trung tâm UNESCO Hỗ trợ sức khỏe cộng đồng
nên đề nghị coi môn Nhân điện như là một
môn dưỡng sinh tăng cường sức khỏe và được phổ biến rộng
rãi cho mọi người dân tập luyện như các môn
dưỡng sinh khác.
Hà nội
ngày 4 tháng 4 năm 2008
BS Nguyễn Thị Kim
Loan
Zero
Không Vô sưu
tầm
nguồn: unescosphuc.vn
Xin bấm vào dưới
đây để đọc bài viết dưới dạng pdf
TUYẾN TÙNG
QỦA, MELATONIN VÀ ĐỜI SÔNG TINH THẦN HAY
TÂM
LINH
CỦA
CON NGƯÒI.
Như
những dẫn chứng thực nghiệm cuả những chuyên gia về nảo trạng
và
y học cho thấy những tác dụng và hữu ích cuả sự
kích hoạt Tuyến Tùng Quả và Tuyến Yên trong
cơ thể con người.
Một trong những phương pháp kích
họạt hay phục hoạt Tuyến Tùng Quả và Tuyến Yên
là Ngổi Thiền: Hai trong nhiều yếu tố quan trọng trong
lúc ngồi thiền là (1) Nhắm mắt và (2) Yên
tĩnh.
Một khi thiền giả thấy được hào quang
(ánh sáng) là lúc Tuyến Tùng Quả
hoạt động hay tái hoạt động và khi nghe được âm
thanh nội tại là lúc Tuyến Yên hoạt động hay
tái hoạt động.
Pháp môn Quán Âm
là một phương pháp Thiền giúp cho hành giả
phục hoạt được Tuyến Tùng Quả
và Tuyến Yên trên phương diện
vật lý trị liệu là phục hồi chức năng cuả lục phủ
và ngũ tạng như đã dẫn trên. Trên phương diện
Tâm Linh , một khi Tuyến Tùng Quả phục hoạt thì Con
Mắt Thứ Ba bắt đầu hoạt động là thấy được ánh
sáng (hào quang), khi Con Mắt Thứ Ba hoạt động là
lúc thiền giả khai ngộ (giác ngộ), "Khai hoa kiến Phật"
là đây.
Khi thực hành pháp môn Quán Âm
thiền giả phải thực hành Quán Quang (kích hoạt
tuyến Tùng Quả) và Quán Âm (kích hoạt
tuyến Yên) giúp cho hành giả đạt đến khai ngộ
và đại ngộ
trong một thời gian công phu thiền định tùy theo
duyên và nguyện.
Như Phong
|
An
tâm là bước
đầu để phục hồi chân tâm
Chân
tâm
hay
tâm
không
là
thành
quả cuả thiền quán.
|