Trang mạng
Thiền Quán

www.thienquan.net



Thiền Môn
Như Phong tổng hợp




                          Đề Mục

Pháp Môn Quán Âm
Pháp Lư Vô Vi
Pháp Quán Niệm Hơi Thở
Pháp Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông






Pháp Môn Quán Âm

Pháp môn Quán Âm là một pháp môn thiền định về ánh sáng và âm lưu nội tại . Quán âm theo tiếng Trung Hoa có nghiă là quán sát chấn động lực cuả âm thanh bên trong.

Từ thời cổ xưa, những thể nghiệm tâm linh về âm thanh và ánh sáng bên trong đă được nhắc tơí qua kinh điển cuả các tôn giáo trên thế giới.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Văn Thù Sư Lợi bồ tát có noí rằng pháp môn Quán Âm là một pháp môn cao nhất trong tất cả các pháp để đạt được sư khai ngộ.

Trong thánh kinh đă ghi rằng: "  Lúc ban đầu là Ngôi lời, Ngôi lời ở cùng thượng đế và thương đế chính là ngôi lời." " (Gio-an 1:1).Ngôi lời, âm thanh vi diệu bên trong, c̣n được goị là Logos, Shabd, Đạo, Nguốn Âm Thanh, Nước Nguồn Sống hay Tiếng Nhạc Trời.

Ánh sáng bên trong, ánh sáng cuả thương đế cũng đề cập trong danh từ "Khai Ngộ" ( Enlightement). Chính nhờ vào ánh sáng bên trong và âm thanh nôị tại mà chúng ta giao tiếp với Thượng Đế.



Thiền Sư Thanh Hải


Thiền sư Thanh Hải giải thích như sau:

"  Sức chấn động cuả âm thanh nầy hiện hữu trong mọi sự sống và trưởng dưỡng toàn cơi vũ trụ, âm thanh nội tại có thể chửa lành mọi vết thương, đáp ứng được mọi ước muốn và khát vọng trần gian. Nó là sức mạnh vạn năng, và là t́nh thương vô bờ . V́ chúng ta được cấu tạo bởi âm thanh nầy nên giao tiếp được với nó, chúng ta sẽ có niềm an b́nh và măn túc trong tâm thức. Sau khi nghe được âm thanh nầy toàn thể con ngướ cuả chúng ta sẽ biến đổi, mọi quan niệm về cuộc sống của chúng ta sẽ cải tiền một cách sâu đậm để trở nên tốt đẹp hơn.."



Muốn t́m hiểu thêm về pháp môn Quán Ân

  xin bấm vào dươí đây:


        Nguồn: http://www.tructieocauthongthuongde.org





PHÁP LƯ VÔ VI


Vô Vi không phải là một tôn giáo. Vô Vi là một phương pháp giúp cho hành giả muốn trau dồi tâm linh. Vô Vi thích hợp với mọi người và mọi tín ngưỡng, trong tự do hoàn toàn, không một ràng buộc nào. Những người muốn t́m hiểu Vô Vi, muốn dấn thân tu học pháp thiền lúc ban đầu, có thể liên lạc với các trung tâm, các thiền đường Vô Vi khắp nơi trên thế giới sẽ được tận t́nh hướng dẫn và miễn phí.
Vô Vi đă mở rộng tầm ảnh hưởng tốt và đă trở thành một cộng đồng không biên giới. Cộng đồng Vô Vi là một cộng đồng thân hữu, tương thân tương trợ. Vô Vi c̣n tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ các trại tị nạn hay những người thiếu thốn, tuy âm thầm nhưng đều đặn.
Hành giả Vô Vi, có mặt khắp nơi trên thế giới. Họ gặp nhau trong những cuộc họp mặt, trong các kỳ Đại Hội Quốc Tế được tổ chức mỗi năm một lần, địa điểm khác nhau do các Hội Ái Hữu Vô Vi địa phương đảm trách.
Và để siết chặt đạo t́nh khắp năm châu, để chia xẻ kinh nghiệm tu học, những bạn hữu của Vô Vi, dù có hành Thiền hay không, cũng được nhiệt t́nh mời gọi tham dự những tổ chức sinh hoạt văn hóa và giải trí. Chẳng hạn như "Thiền Ca" là một chương tŕnh văn nghệ được tổ chức hằng năm đan kết giữa nghệ thuật văn học dân tộc với nhạc tâm linh hướng thượng.
Những nhạc sĩ tài danh đă chuyển tác và cảm tác những áng thơ siêu việt với đạo lư cao thâm của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng thành những Thiền Khúc đóng góp cho nền văn học nghệ thuật tâm linh Việt Nam qua những thể điệu từ cổ nhạc, hồ quảng, dân ca đến tân nhạc. Những nghệ sĩ điêu luyện, thượng thặng góp mặt trên sân khấu Vô Vi đă đem lại nguồn vui cho đời, nguồn đạo cho Thiền trong những buổi Thiền Ca trước đây. Dĩ nhiên các cuộc gặp gỡ như vậy được diễn ra trong an lành, vui tươi, thoải mái và cũng không tránh khỏi ưu tư của nhạc sĩ, của nghệ sĩ và của ban tổ chức làm sao tổ chức một buổi văn nghệ đặc thù có đời có đạo được đặc sắc, kiện toàn.

Thiền Sư Lương Sĩ Hằng



1. Hỏi: Vô Vi nghĩa là sao?

Đáp: Vô là không, Vi là nhỏ nhất cũng không. Cho nên chúng ta am hiểu được nguyên lư của Vô Vi th́ ở đời không có ǵ tranh chấp mà tạo khổ cho chính ḿnh. Vô Vi là đi tới chỗ thanh nhẹ. Muốn biết rơ Vô Vi, nh́n mặt Trời nó "không" mà nó sáng. Cái "không" từ bi của mọi người c̣n sáng hơn nữa, xác nhận rơ con người chế bóng đèn chớ bóng đèn không chế con người được.

2. Hỏi: Chủ trương của Vô Vi là ǵ?

Đáp: Chủ trương của Vô Vi là tự thức tự khai triển lấy chính ḿnh, mở thức ḥa đồng ḥa hợp với cả càn khôn vũ trụ, đi tới vô cùng.

3. Hỏi: Làm sao chúng ta có thể biết được một pháp môn là chánh pháp?

Đáp: Pháp môn nào mà khứ trược lưu thanh là chánh pháp. Chúng ta mang cái thể xác trược ô, ăn uống cũng trược, độc tố dẫy đầy, pháp nào giải ra được th́ cái pháp đó là chánh. Bất cứ cái pháp nào mà giải được độc tố trong người, cái đó là chánh pháp. Những pháp nào làm gia tăng trược ô, đó là tà pháp bị điều khiển bởi ngoại cảnh.

       Muốn t́m hiểu về Pháp Lư Vô Vi
       Xin bấm vào dưới đây:
http://www.vovi.org

         Nguồn: http://www.vovi.org




         Pháp Quán Niệm Hơi Thở


Thiền Sư Thích Nhất Hạnh  

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Tôi nghe như sau:

Hồi đó, Bụt c̣n ở tại nước Xá Vệ, cư trú trong vườn Kỳ Thọ với nhiều vị đại đệ tử nổi tiếng như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Câu Thi La, A Nậu Lâu Đà, Ưu Bà Đa, A Nan Đà, v.v... Trong cọng đồng các vị khất sĩ, những vị trưởng thượng lo chăm sóc dạy dỗ các vị khất sĩ tân học, có vị chăm dạy mười người, có vị hai mươi người, có vị ba mươi người, có vị bốn mươi người... Các vị khất sĩ tân học được chăm sóc và dạy dỗ như thế dần dần thực hiện được nhiều tiến bộ...
Bây giờ đây, đă đến ngày trăng tṛn tháng tư và Bụt đang ngồi ngoài trời với các vị khất sĩ. Người đưa mắt lặng lẽ quán sát đại chúng một hồi rồi lên tiếng:

"Quư vị khất sĩ! Tăng đoàn chúng ta đây quả là thanh tịnh và có thực chất tu học, không mang tính chất phù phiếm và ba hoa, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được gọi là phước điền, xứng đáng được kính nể.

"Này quư vị, trong đại chúng đây có những vị khất sĩ đă chứng quả La Hán, đă trừ hết mọi phiền năo, đă trút bỏ được mọi gánh nặng, đă thành tựu được trí tuệ và giải thoát. Lại có những vị đă cắt được năm sợi dây ràng buộc đầu, chứng được quả Bất Hoàn, sẽ không c̣n trở lại luân hồi; có những vị đă cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Nhất Hoàn, hàng phục được phần thô của các phiền năo tham, sân và si, và chỉ cần trở lại một lần; có những vị đă cắt bỏ được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Dự Lưu, đang vững chăi đi về quả vị giác ngộ; có vị đang thực tập tứ niệm xứ, có vị đang thực tập tứ chánh cần, có vị đang thực tập tứ như ư túc, có vị đang thực tập ngũ căn, có vị đang thực tập ngũ lực, có vị đang thực tập thất bồ đề phần, có vị đang thực tập bát chánh đạo, có vị đang thực tập từ, có vị đang thực tập bi, có vị đang thực tập hỷ, có vị đang thực tập xả, có vị đang thực tập cửu tưởng quán, có vị đang thực tập vô thường quán. Lại có những vị khác đang thực tập quán niệm hơi thở."

"Quư vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát.

"Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quả và lợi lạc lớn?

"Này đây, quư vị khất sĩ! Người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và đặt vững chánh niệm trước mặt ḿnh. Thở vào, người ấy biết rằng ḿnh thở vào; thở ra, người ấy biết rằng ḿnh thở ra.

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ư thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ư thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ư thức về những hoạt động tâm ư trong ta. Ta đang thở ra và có ư thức về những hoạt động tâm ư trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ư trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ư trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

9. Ta đang thở vào và có ư thức về tâm ư ta. Ta đang thở ra và có ư thức về tâm ư ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ư ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ư ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ư ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ư ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ư ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ư ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.

Phép quán niệm hơi thở, theo những chỉ dẫn trên, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem đến những thành quả và lợi lạc lớn.Phát triển và thực tập liên tục như thế nào để phép quán niệm hơi thở có thể thành tựu được bốn lĩnh vực quán niệm?

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra một hơi dài hay một hơi ngắn mà có ư thức về hơi thở và về toàn thân ḿnh, hoặc có ư thức là đang làm cho toàn thân ḿnh an tịnh, th́ khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán thân trong thân, tinh tiến, tỉnh thức, biết rơ t́nh trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Hơi thở vào và hơi thở ra có ư thức ở đây thuộc lĩnh vực quán niệm thứ nhất là thân thể.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ư thức về sự vui thích hoặc về sự an lạc, về những hoạt động của tâm ư, hoặc để làm cho những hoạt động của tâm ư an tịnh th́ khi ấy hành giả đang an trú trong phép quán cảm thọ trong cảm thọ, tinh tiến, tỉnh thức, biết rơ t́nh trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Những cảm thọ được chứng nghiệm trong hơi thở có ư thức ấy thuộc lĩnh vực quán niệm thứ hai là cảm thọ.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ư thức về tâm ư, làm cho tâm ư an tịnh, thu nhiếp tâm ư vào định hoặc cởi mở cho tâm ư được giải thoát tự do, th́ khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm tâm ư trong tâm ư, tinh tiến, tỉnh thức, biết rơ t́nh trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Không quán niệm về hơi thở th́ sẽ không phát triển được chánh niệm và sự hiểu biết.

Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà quán chiếu về tính cách vô thường hoặc về tính cách không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp, về bản chất không sinh diệt và về sự buông bỏ, th́ khi ấy hành giả đang an trú trong pháp quán niệm đối tượng tâm ư trong đối tượng tâm ư, tinh tiến, tỉnh thức, biết rơ t́nh trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời.

Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đưa bốn lĩnh vực quán niệm đến chỗ thành tựu viên măn.Nhưng nếu được phát triển và thực tập liên tục, bốn lĩnh vực quán niệm sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên măn. Bằng cách nào?

Khi hành giả an trú trong phép quán thân trong thân, quán cảm thọ trong cảm thọ, quán tâm ư trong tâm ư, quán đối tượng tâm ư trong đối tượng tâm ư, tinh tiến, tỉnh thức, biết rơ t́nh trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời, th́ lúc ấy chánh niệm của hành giả được duy tŕ vững chăi và bền bỉ; và hành giả đạt được yếu tố giác ngộ thứ nhất là niệm. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên măn.

Khi hành giả an trú trong chánh niệm để quán chiếu và quyết trạch về các pháp, đối tượng của tâm ư, th́ yếu tố giác ngộ thứ hai được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố trạch pháp. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên măn.

Khi hành giả an trú trong quán chiếu và quyết trạch về các pháp một cách bền bỉ, tinh cần, vững chăi th́ yếu tố giác ngộ thứ ba được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố tinh tấn. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên măn.

Khi hành giả đă an trú vững chăi và bền bỉ trong sự hành tŕ tinh tiến th́ yếu tố giải thoát thứ tư được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố hỷ lạc xuất thế. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên măn.

Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, hành giả cảm thấy thân và tâm của ḿnh nhẹ nhàng và an tịnh, đó là yếu tố giải thoát thứ năm được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố khinh an. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên măn.

Khi thân và tâm ḿnh đă nhẹ nhàng và thanh tịnh, hành giả có thể đi vào định một cách dễ dàng. Lúc đó yếu tố giải thoát thứ sáu được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố định. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên măn.

Khi đă thực sự an trú trong định, hành giả không c̣n duy tŕ sự phân biệt và so đo nữa. Khi đó yếu tố giải thoát thứ bảy là buông thả được sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố hành xả. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên măn.

Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên măn như thế. Nhưng bảy yếu tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực tập liên tục, làm thế nào để có thể đưa đến sự thành tựu viên măn của trí tuệ và giải thoát?

Nếu hành giả tu tập theo bảy yếu tố giác ngộ, một ḿnh tĩnh cư, chuyên quán chiếu về tính cách không sinh diệt của vạn pháp,  quán chiếu về sự tự do,  th́ sẽ đạt tới khả năng buông bỏ. Đó là do tu tập bảy yếu tố giác ngộ mà thành tựu viên măn được trí tuệ và giải thoát."

Đó là những điều đức Thế Tôn nói. Đại chúng ai nấy đều tỏ vẻ vui mừng được nghe Người dạy. (CCC)

Thích Nhất Hạnh dịch, (Anapanasati sutta, M.118. Tham khảo các kinh 815,803 và 810 của bộ Tạp A Hàm, 99 Tạng Kinh Đại Chánh)

Muốn t́m hiểu thêm , xin bấm vào dưới đây:
http://langmai.org

          Nguồn: http://www.thuvien-thichnhathanh.org


Tứ Niệm Xứ và Thiền tông 
  
Như bạn đọc đă xem qua, Tứ Niệm Xứ là một pháp hành thiền rất quan trọng mà xưa kia tất cả các vị Thánh Tăng đă hành theo đó mà đắc quả vô sanh (A La Hán). Dù quan trọng như vậy, nhưng sau khi Đức Phật nhập diệt, Tứ Niệm Xứ dần dần bị lăng quên. Riêng ở Việt Nam th́ chư Tổ xưa kia đều là Thiền Sư, và Thiền ở Việt Nam bắt nguồn từ Thiền tông Trung Hoa.

Ở đây tôi sẽ so sánh pháp Thiền Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông để bạn đọc thấy rằng hai pháp môn này không khác nhau là mấy.

 A. Thiền Tông

Theo Bắc tông th́ vị Thiền Tổ thứ nhứt là ngài Ma Ha Ca Diếp (Maha Kayapa). Sau ó gịng Thiền được truyền đến vị Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), đến đây gịng Thiền ở Ấn Độ được truyền sang Trung Hoa. Ở Trung Hoa Bồ Đề Đạt Ma được xem là Sơ Tổ, và gịng Thiền tiếp tục truyền đến Lục Tổ Huệ Năng, sau đó y bát không c̣n được truyền xuống nữa. Nhưng bắt đầu từ Lục Tổ trở đi th́ Thiền Tông rất hưng thịnh, và đă truyền sang các nước lân bang như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam.

Thiền Tông có cả thảy 33 vị Tổ, nhưng được đề cao nhất là Tổ Bồ Đề Đạt Ma, chính vị Tổ này đă tạo cho Thiền Tông một sắc thái đặc biệt khi sang Trung quốc tuyên bố rằng đây chính là:

Giáo ngoại biệt truyền 
Bất lập văn tự 
Trực chỉ nhân tâm 
Kiến tánh thành Phật.

Do từ khẩu hiệu này mà Thiền Tông (ở Trung Hoa) c̣n được gọi là Tổ Sư Thiền, tức là Thiền xuất phát từ các Tổ Sư. Đến đời Lục Tổ Huệ Năng th́ Thiền lại chia làm hai phe. Nam đốn, Bắc tiệm (Tổ Huệ Năng xiển dương đốn ngộ ở phương Nam, Ngài Thần Tú chủ trương tiệm tu ở phương Bắc). Sau một thời gian th́ chỉ c̣n lại Thiền phương Nam là thịnh hành hơn cả, nên Thiền Tông lại được gọi với một danh từ khác là Thiền Đốn Ngộ. Chính phái Thiền này được truyền thừa từ Trung Hoa sang Việt Nam do Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi, và chư Tổ sau này đều thuộc gịng Thiền này.

Chủ trương của Thiền Tông là ǵ? Vẫn là bốn câu kệ của Tổ Đạt Ma: "Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo lư, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật". Chính bài kệ này đă làm cho Thiền Tông nổi bật với tánh cách kỳ dị của nó. Người ngoài mới nh́n vào có thể lầm lẫn, tưởng Thiền là một pháp môn đặc biệt, tu theo đó mau thành Phật. Nhưng thật ra bài kệ trên nếu đem áp dụng vào thực tế th́ nó không c̣n đúng hẳn với ư nghĩa của nó nữa. Xưa kia các Thiền Sư mỗi ngày đều thượng đường nói pháp, lời lẻ câu văn của các Ngài có thể thô tục, tầm thường, không văn hoa như nhưng danh từ dùng trong Kinh điển, nhưng tất cả đều ngụ ư giảng giải giáo lư của Phật, làm sao có thể nói "chẳng lập văn tự, truyền ngoài giáo lư" được.

Các Thiền Sư thường đánh đập, la hét, dùng đủ mọi phương tiện để cho đệ tử nhận ra ông chủ, hay tánh giác của ḿnh, "chỉ thẳng tâm người" chỉ là một cách nói mà thôi. Nếu thấy tánh thành Phật liền th́ 33 vị Tổ Thiền Tông đều đă là Phật cả rồi, nên nói đúng hơn là thấy tánh thành Tổ.

Tuy vậy nếu so sánh với các Tông phái khác th́ Thiền Tông vẫn đặc biệt hơn, với tánh cách phóng khoáng tự tại trong việc dùng phương tiện để chỉ cho người tu nhận lại tánh giác hay "bản lai diện mục". Khi nhận được tánh giác rồi, người tu phải tiếp tục tinh tấn thực hành chánh niệm (Samma-Sati), xả trừ vọng tưởng đến ngày hoàn toàn sống với tánh giác (hằng giác) th́ lúc đó gọi là chứng ngộ. Có chứng ngộ mới thoát khỏi sanh tử luân hồi, c̣n giác ngộ chỉ mới là chánh kiến (Samma Ditthi), phần đầu trong Bát Chánh Đạo (Ariya Magga).

Người mà nhân nghe nửa câu hoặc một câu ngộ đạo, hay bị một đạp, một gậy giác ngộ, th́ được gọi là "truyền tâm ấn". Những người này thường là những người lanh trí lẹ mắt, v́ thế nên Thiền Tông được xem như chỉ dành cho hàng thượng căn. Nhưng hàng thượng căn th́ bao giờ cũng ít, mà hạ căn th́ bao giờ cũng nhiều, nên lần lần theo thời gian Tâm ấn bị thất truyền. Phần khác, sau này Tông Tịnh Độ được xiển dương rất hưng thịnh, nên những ai muốn tu Thiền không biết nương vào đâu. 

Nếu muống nương vào nhà Sư th́ tâm ấn thất truyền, lấy ai cho ta thoại đầu, công án hay đánh đập đúng lúc cho ta giác ngộ. Thật ra các công án, thoại đầu, đánh đập, la hét chỉ là những phương tiện thiện xảo của các Thiền Sư tùy bịnh cho thuốc, rút đinh nhổ chốt, quả dưa chín một phen xúc chạm liền rớt mà thôi. Các Ngài không để lại phương thức tu tập nào cả, nếu để sẽ trái với câu "Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền". V́ các Ngài cố ư không theo một thứ lớp tu tập nào cả, nên có một số người tu theo Tiểu Thừa cho Thiền Tông là một quái thai của Phật giáo. 

Ngày nay gịng Tổ Sư Thiền gần như đă mất, trừ ra có Hoà thượng Thanh Từ đang cố gắng hoằng dương lại. Kinh băng và sách của Thầy đă được phổ biến rộng răi ngoài hải ngoại. Tuy nhiên nếu chỉ nghe Kinh băng hoặc đọc sách để mong chờ ngày giác ngộ th́ đó là một ảo tưởng. V́ Thiền là một pháp hành, không phải pháp học, tự ḿnh phải chiêm nghiệm thấy rơ được sự lưu chuyển của tâm thức mới mong thấy được tự tánh.

Kinh sách Thiền Tông ít có ghi lại những phương thức tu tập, đa số chỉ ghi lại những biến cố giác ngộ của các Thiền Sư, mang nhiều tính cách ly kỳ, hấp dẫn như các trường hợp giác ngộ khi bị đánh, hét, hoặc khi thấy hoa nở, nghe tiếng mưa rơi v.v... Khi đọc những trang sách này, người tu Thiền thường có khuynh hướng mong cầu được giác ngộ giống như vậy.

Nếu đọc Kinh sách Nguyên Thủy như trong Trưởng Lăo tăng kệ (Théragatha), ta sẽ thấy trong đó cũng có ghi lại những trường hợp mà chư Thánh Tăng trong thời đức Phật đă giác ngộ. Thí dụ trường hợp của Ngài A Nan chứng quả A la Hán trong khi đang quay ḿnh đặt lưng xuống nghỉ, Ngài Châu lợi Bàn Đà Già ngộ đạo trong khi đang quét nhà, v.v... Nhưng sự việc này ít được nói đến, v́ đó chỉ là kết quả hiển nhiên của một sự tu tập chánh niệm hoặc Minh Sát Tuệ đến mức thành tựu.

Chân lư là cái ǵ tuyệt đối, Pháp thân th́ bất khả thuyết, bất khả tư ngh́, v́ thế Thiền Tông chủ trương chỉ thẳng (cho người nhận ra) bổn tánh, không dài gịng văn tự. Càng nói lư bao nhiêu, càng đi xa Thiền bấy nhiêu. Việc đó chỉ dành cho những học giả muốn thỏa măn tài phân tách lư giải của ḿnh mà thôi.

Chúng ta thường hay học thuộc ḷng những câu kệ, chú của các Thiền Sư đắc đạo, rồi mỗi khi nói đến Thiền th́ đem ra lập lại, giảng nghĩa bàn luận, có biết đâu là ḿnh đang nhai đi nhai lại cặn bă của kẻ khác. Người nào tu người đó biết, người nào chứng người đó hay, những câu thơ câu kệ xưa kia là của riêng các Thiền Sư, không dính líu ǵ đến ta cả, không nên si mê dại dột mà nhận của người làm của ḿnh. V́ nhận lầm như thế nên đa số người học Thiền đều tưởng lầm là ḿnh phá chấp và sắp sửa thành Tổ cả rồi!

Xưa kia Tổ Đạt Ma đem Thiền vào Trung Quốc với một h́nh thái kỳ dị chỉ nhằm mục đích giải tỏa sự chấp chặt vào văn tự Kinh điển của một số người thuở đó ưa học Phật mà không chịu tu Phật. Ngày nay tŕnh độ học Phật rất kém, nên ta không thể chấp vào Kinh điển được, nhưng ngược lại chúng ta lại đi chấp chặt vào những kinh kệ của chư Tổ, nhất là Thiền đốn ngộ. V́ lư do này, nên tôi nghĩ rằng những ai muốn truyền bá Thiền, th́ tốt hơn là nên truyền bá Thiền của Ngài Thần Tú hơn là Thiền của Ngài Huệ Năng. Làm như vậy có thể có lỗi với Lục Tổ, nhưng chắc không phụ ơn đức Phật. V́ đức Phật chỉ muốn làm sao cho chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứ Ngài đâu có muốn chúng ta thành Tổ!

Thiền Tông đặt nặng và đề cao sự đốn ngộ quá, để rồi những người theo Thiền sau này quên đi con đường dẫn đến giác ngộ, nó chỉ là một trợ duyên cuối cùng giúp cho hành giả ngộ đạo mà thôi.

Cũng cần nhắc lại là ngộ đạo chưa phải hoàn toàn giải thoát (sanh tử). Ngộ đạo (satori) chỉ là bước đầu, đồng nghĩa với kiến tánh, hay giải ngộ. Trong Kinh Pháp Hoa có nói Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật. Ngộ rồi phải tu tiếp đến khi nhập mới thôi, lúc đó gọi là chứng ngộ, hay hoàn toàn giải thoát. Từ lúc ngộ đạo cho đến lúc hoàn toàn giải thoát, con đường c̣n lại vẫn c̣n cam go và khó khăn, hành giả phải khéo léo, kiên nhẫn đối phó với mọi sự cám dỗ, thu hút của sắc trần bên ngoài, và sự lừa bịp, lôi kéo của vọng tưởng bên trong. Không phải một sớm, một chiều mới cất bước lên đường mà đă tới đích rồi đâu.

Thiết nghĩ, chúng ta không nên dùng chữ Thiền Đốn Ngộ mà đúng hơn nên dùng chữ Tổ Sư Thiền. V́ chữ Thiền Đốn Ngộ hay làm cho người ta hiểu lầm là nếu tu theo Thiền này sẽ mau giác ngộ. Nhưng "tu nhất kiếp, ngộ nhất thời ", hay "tu vạn kiếp ngộ nhất thời" cũng có. Đạo Phật dạy về nhân quả, có gieo nhân giác ngộ mới mong gặt được quả giác ngộ. Khi có đầy đủ "nhân và duyên" th́ quả giác ngộ tự thành. Nếu có người nào bảo rằng không học mà biết, không tu mà thành th́ người đó không nói đạo Phật. Thí dụ trường hợp của Ngài Huyền Giác (tác giả Chứng đạo Ca) đương thời gọi Ngài là "Nhứt túc giác" (một đêm giác ngộ). Trước khi đến tham vấn Lục Tổ, Ngài đă tu hành giới hạnh trang nghiêm, chuyên tu Chỉ-Quán (Samatha-Vipassanà). Nhân duyên đă đầy đủ, đến khi gặp Lục Tổ liền được ấn chứng.

B. So sánh Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông

Thiền Tông được truyền xuống từ Chư Tổ nên gọi là Tổ Sư Thiền. C̣n Tứ Niệm Xứ được gọi là Thiền ǵ? Tứ Niệm Xứ là phương pháp hành thiền mà chính đức Phật đă áp dụng cách đây trên 2531 năm và đă dạy lại cho các đệ tử, nên được gọi là Như Lai Thiền. Một Thiền của Tổ Sư, một Thiền của Như Lai, vậy Thiền nào đúng, Thiền nào sai, Thiền nào cao hơn Thiền nào?

Cả hai đều nhằm mục đích đưa hành giả đến chỗ giác ngộ giải thoát, nên đều được coi là chánh pháp cả. C̣n Thiền nào cao hơn Thiền nào? Ai mà đặt ra câu hỏi này th́ thiệt là... không biết nói sao! V́ vấn đề không ở cao hay thấp mà ở chỗ người bệnh nào th́ cho thuốc đó mà thôi. Vậy cao hay thấp th́ không, nhưng khác nhau th́ có. Tuy thấy khác nhưng thật ra cũng không thể gọi là khác được. V́ một bên đặt nặng về lư, c̣n một bên chỉ dạy về sự. Về lư th́ Thiền Tông quả là độc nhất vô nhị, với sự đánh đập, la hét khiến người cầu đạo ngỡ ngàng, cố gắng t́m những lư thuyết sâu xa ở đó. Nhưng về sự, tức phần thực hành tu tập th́ Thiền Tông vẫn nằm gọn trong Tứ Niệm Xứ. Cổ Đức xưa có câu:

Đốn ngộ tuy đồng Phật 
Đa sanh tập khí thâm 
Phong đ́nh ba thượng dũng 
Lư hiện niệm du xâm.

Dịch nghĩa là:

Đốn ngộ tuy đồng Phật 
Nhiều đời tập khí sâu 
Gió ngừng sóng vẫn đập 
Lư hiện niệm c̣n xâm.  

(Trích Yếu chỉ Thiền tông, H.T Thanh Từ)

Khi đốn ngộ th́ chỗ thấy không khác chư Phật, song tập khí chất chứa từ nhiều đời, nhiều kiếp không thể một lúc mà sạch hết. Cần phải nổ lực buông xả vọng tưởng, lâu ngày mới hết, như gió đă dừng mà sóng chưa lặng, phải đợi thời gian từ từ nó mới yên. Chân lư đă thấy rơ rồi mà vọng niệm vẫn c̣n xâm lấn măi. V́ thế sau khi giải ngộ cần phải cố gắng tu hành mới được chứng ngộ.

Về lư th́ Thiền nói trăng, nói cuội, chỉ đây nói đó, nhưng về sự th́ không ngoài việc "diệt trừ vọng tưởng". Muốn diệt trừ vọng tưởng không có pháp nào khác hơn ngoài Chánh niệm (Samma-Sati) là chi thứ 7 trong Bát Chánh đạo (Ariya-Magga).

Trên phương diện hành Thiền, Chánh niệm cần được hiểu là quán niệm một cách chân chánh, chân chánh ở đây c̣n có nghĩa là khách quan. Vậy chánh niệm là quán niệm, hay rơ hơn là quán sát và ghi nhận một cách khách quan. Phải quán niệm khi nào, lúc nào? Việc thực hành quán niệm không thể nằm ngoài bốn lănh vực (bốn niệm xứ), đó là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

Trở về Thiền Tông, ta thường nghe nói: gánh nước, bửa củi là Thiền, lặt rau, hái cỏ cũng là Thiền. Có người hỏi Thiền Sư Huệ Hải: "Tu Thiền dụng công thế nào?". Thiền Sư trả lời: "Khi đói th́ ăn, khi mệt th́ ngủ!". Người kia lại hỏi: "Ai mà chả đói th́ ăn, mệt th́ ngủ. Tất cả mọi người đều như vậy, có ǵ là khác?". Thiền Sư bảo: "Khi ăn ta biết đang ăn, khi ngủ ta biết đang ngủ. C̣n người đời th́ khi ăn chẳng chịu ăn, đ̣i trăm thứ cần dùng; khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn chuyện!". Xem ra ở đây có khác ǵ Niệm thân của Tứ Niệm Xứ: "Khi thở vào một hơi dài, hành giả biết ḿnh đang thở vào một hơi dài...". Trong mỗi cử động của thân thể: đi, đứng, nằm, ngồi Thiền Sư đều giữ chánh niệm, không cho tâm phóng đi một cách bừa băi theo vọng tưởng, đó chính là niệm thân vậy.

Các Thiền Sư có lúc đánh đau điếng hoặc xô đệ tử què chân, đó không phải đánh thức người đệ tử trở về niệm thọ là ǵ? Thay v́ rong ruổi theo vọng tưởng.

Nhà Thiền có câu: "Không sợ niệm khởi mà chỉ sợ giác chậm" có nghĩa là không sợ vọng niệm khởi lên, mà chỉ sợ không tỉnh thức nhận liền ra nó. Đó có khác ǵ niệm Tâm  của Tứ Niệm Xứ? Xưa kia Tổ Huệ Khả không chịu niệm Tâm, phải chờ đến lúc gặp Tổ Đạt Ma bảo: "đem tâm ra ta an cho", mới chịu trở về t́m tâm.

Nhân nghe tiếng mưa rơi, nh́n thấy hoa nở.v.v... mà nhận ra bổn tánh, đó phải chăng thuộc về niệm pháp ?

Tu Thiền cần phải diệt vọng tưởng. Muốn diệt vọng tưởng phải có chánh niệm, mà chánh niệm không ngoài Tứ Niệm Xứ. Vậy Tứ Niệm Xứ là phép thực hành căn bản của Thiền.

Thế c̣n đặc tánh Giác ngộ của Thiền Tông th́ sao? Đặc tánh giác ngộ của Thiền không phải vô duyên cớ. Vào khoảng thế kỷ thứ 5, sau khi Kinh điển vừa được đem từ Ấn độ sang Trung Hoa, các học giả Phật dồn hết tâm lực vào công cuộc phiên dịch Kinh từ Phạn ra Hán văn. Sau đó mọi người đều hăng say đi t́m chân lư nơi văn tự của Kinh điển. Dần dần họ bị như thu hút vào mê hồn trận của giáo lư cao siêu Đại Thừa, để rồi quên đi những Kinh điển căn bản nhưng giản dị và thiết thực của Tiểu Thừa. 

Càng đi sâu vào triết lư văn tự của Kinh điển, họ càng hoang mang không biết đâu là đạo, đâu là chân lư. Đến lúc cùng đường, bí lối th́ may thay, Bồ đề Đạt Ma đă xuất hiện như một vị cứu tinh với câu: "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Và từ đó Thiền Tông nổi tiếng là một pháp môn đốn ngộ. Ai nấy đều đi t́m Thiền Sư chỉ cho giác ngộ. Giác ngộ cần được thực hiện chứ không phải để được mong cầu. Chỉ có những người quên và không biết sống với thực tại, lo đi t́m chân lư ở những ǵ cao xa mới đi t́m giác ngộ.

Xưa kia Tổ Đức Sơn đi đâu cũng giảng Kim Cang, ngài Pháp Đạt tụng làu ba ngàn bộ Pháp Hoa, mà vẫn không ngộ đạo, phải chờ đến khi có người chỉ cho chỗ tầm thường nhất mới chịu nhận ra.

Người tu theo Đại thừa cũng vậy, chỉ lo tụng Kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Niết Bàn, Hoa Nghiêm, v.v.... mà không chịu đọc Kinh Pháp cú, Chuyển pháp luân, Tứ thập nhị chương, Kinh Niệm Xứ,v.v... Thiền Tông đă khéo tô điểm "giác ngộ", để người ta tưởng rằng nó chỉ nằm trong tay của các Thiền Sư, rồi đua nhau đi t́m Thiền Sư chỉ cho giác ngộ.

Hỡi những người đang đi t́m giác ngộ chân chánh, hăy dừng chân lại! Tại sao phải đi t́m giác ngộ? Tại v́ bất giác. Bất giác chánh niệm, hay là thất niệm: ăn không biết ḿnh đang ăn, mặc không biết ḿnh đang mặc, thở không biết ḿnh đang thở... Giác ngộ phải được thực hiện trong mọi giờ phút! Thiền Tông thường nói giác ngộ là nhận ra ông chủ, hay bản lai diện mục. Nhưng theo tinh thần Tứ Niệm Xứ th́ giác ngộ là nhận biết được bản chất của thực tại, vô thường, vô ngă và muốn vậy thực hành chánh niệm . 

Người đời thường ưa chữ giác ngộ hơn chánh niệm, v́ họ cho rằng giác ngộ là một điều rất khó, c̣n chánh niệm th́ quá dễ. "Ăn mà biết ḿnh đang ăn" th́ ai chả biết? Đó là chánh niệm đă bị tầm thường hóa rồi. Chỉ có những người không biết hoặc chưa thực hành đúng đắn mới coi thường chánh niệm mà thôi. Chánh niệm không phải là ư thức suông việc đang ăn của ḿnh đâu, mà phải thấy rơ, trực nghiệm tất cả tiến tŕnh của sự ăn, tức là từ lúc bắt đầu ăn, đang ăn, cho đến hết ăn, và tất cả những ǵ xẩy ra trong lúc ăn, và c̣n nữa, c̣n nữa... V́ vậy chánh niệm phải được thực hiện trong từng giây phút, từng sát na, và việc đó không phải dễ đâu, mà là một việc vô cùng khó khăn, đ̣i hỏi nhiều thời giờ và kiên nhẫn, nếu không th́ ta đă thành A La Hán rồi!

Tóm lại Thiền Tông và Tứ Niệm Xứ không xung khắc nhau mà ngược lại c̣n bổ khuyết cho nhau. Thiền Tông chuyên về lư (mặc dù nói "bất lập văn tự"). Người tu Thiền t́m phương pháp chắc chắn phải đi qua con đường Tứ Niệm Xứ. Trong Kinh Tứ Niệm Xứ không nói lư cao siêu, nhưng xin người tu Thiền đừng xem thường nó, v́ không phải ai cũng có thể tu theo Tứ Niệm Xứ đâu, chỉ có nhưng người hiểu được "B́nh thường tâm thị đạo" mới chịu khó kiên nhẫn hành theo mà thôi.

Nguồn:Thiền Tứ Niệm Xứ --Thích Trí Siêu







Email: nhuphong@thienquan.net


Trở lại trang mặt