Thiền Quán
www.thienquan.net




Trang Thiền Học
Như Phong tổng hợp

        Mục Lục

1- Thiền Tông
2- Trung Quán Tông        
3- Duy Thức Tông
4- Mật Tông

5- Tịnh Độ Tông
6- Pháp Môn Quán Âm









 
Thiền Tông


 Thiền tông
(zh. chán-zōng 禪宗, ja. zen-shū 禅宗) là tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ Trung Quốc. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với sự hấp thụ một phần nào đạo Lăo. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đă đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tôn giáo này được đưa vào Việt Nam từ Nhật BảnTrung Quốc (trong Kanji), nhưng có nguồn gốc ở Ấn Độ (trong Tiếng Phạn: ध्यान).

  Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời ḱ Phật pháp đang là đối tượng tranh căi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lí hoá", phân tích chi li Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông ḿnh là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.

  Thiền tông quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh nhất mọi nghi thức tôn giáo và mọi lí luận về giáo pháp. Thiền tông chỉ khuyên hành giả Toạ thiền (ja. zazen) để kiến tính, được coi là con đường ngắn nhất, đồng thời cũng là con đường khó nhất. Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:

教外別傳不 立文字直 指人心見性成佛Giáo ngoại biệt truyềnbất lập văn tựtrực chỉ nhân tâmKiến tính thành PhậtTruyền giáo pháp ngoài kinh điểnkhông lập văn tựchỉ thẳng tâm ngườithấy chân tính thành Phật.











  Bốn tính chất rất rơ ràng dễ nhập tâm này được xem là do Bồ-đề-đạt-ma nêu lên, nhưng cũng có người cho rằng chúng xuất phát từ Thiền sư đời sau là Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. 南泉普願, 749-835), một môn đệ của Mă Tổ Đạo Nhất. Truyền thuyết cho rằng quan điểm "Truyền pháp ngoài kinh điển" đă do Phật Thích-ca áp dụng trên núi Linh Thứu (sa. gṛdhrakūṭa). Trong pháp hội đó, Ngài im lặng đưa lên một cành hoa và chỉ có Ma-ha-ca-diếp (sa. mahākāśyapa), một đại đệ tử, mỉm cười lĩnh hội ư chỉ của cách "Dĩ tâm truyền tâm" (以心傳心, xem Niêm hoa vi tiếu). Phật Thích-ca ấn chứng cho Ca-diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ. Từ đó, Thiền tông coi trọng tính chất Đốn ngộ (zh. 頓悟), nghĩa là "giác ngộ ngay tức khắc", trên con đường tu học.

Lịch Sử

Thiền tông khởi nguyên từ Ấn Độ được truyền đến đời thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma (xem Nhị thập bát tổ). Ngày nay, người ta không c̣n tư liệu ǵ cụ thể về lịch sử các vị Tổ Thiền tông Ấn Độ, và thật sự th́ điều đó không quan trọng trong giới Thiền. Điều hệ trọng nhất của Thiền tông là "tại đây" và "bây giờ".

Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây.[1] Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:

  1. Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, ?-532)
  2. Huệ Khả (zh. 慧可, 487-593)
  3. Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606)
  4. Đạo Tín (zh. 道信, 580-651)
  5. Hoằng Nhẫn (zh. 弘忍, 601-674)
  6. Huệ Năng (zh. 慧能, 638-713)


Lục Tổ Huệ Năng  638-713


    Trong suốt thời gian từ đó đến Lục tổ Huệ Năng, Phật giáoLăo giáo đă có nhiều trộn lẫn với nhau, nhất là trong phái Thiền đốn ngộ của Huệ Năng, phát triển tại miền Nam Trung Quốc. Một phái Thiền khác ở phía Bắc, do Thần Tú (zh. 神秀) chủ trương, chấp nhận "tiệm ngộ" (zh. 漸悟) — tức là ngộ theo cấp bậc — không kéo dài được lâu. Phái Thiền của Huệ Năng phát triển như một ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống và sản sinh vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mă Tổ Đạo Nhất (zh. 馬祖道一), Bách Trượng Hoài Hải (zh. 百丈懷海), Triệu Châu Ṭng Thẩm (zh. 趙州從諗), Lâm Tế Nghĩa Huyền (zh. 臨濟義玄) ... và truyền ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Thiền phương Nam dần dần chia thành Ngũ gia thất tông (zh. 五家七宗), "năm nhà, bảy tông", đó là những tông phái thường chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thật của Thiền. Ngũ gia thất tông gồm Tào Động tông (zh. 曹洞宗), Vân Môn tông (zh. 雲門宗), Pháp Nhăn tông (zh. 法眼宗), Quy Ngưỡng tông (zh. 潙仰宗), Lâm Tế tông (zh. 臨濟宗) và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Ḱ phái (zh. 楊岐派) và Hoàng Long phái (zh. 黃龍派).

Thiền tông tại Nhật Bản

  Trong các tông này th́ có hai tông Lâm Tế và Tào Động du nhập qua Nhật trong thế kỉ 12, đầu thế kỉ 13, đến nay vẫn sinh động và c̣n ảnh hưởng lớn cho Thiền thời nay. Khoảng đến đời nhà Tống th́ Thiền tông Trung Quốc bắt đầu suy tàn và trộn lẫn với Tịnh Độ tông trong thời nhà Minh (thế kỉ 15). Trong thời gian đó, Thiền tông đúng nghĩa với tính chất "dĩ tâm truyền tâm" được xem như là chấm dứt. Lúc đó tại Nhật, Thiền tông lại sống dậy mạnh mẽ. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (zh. 道元希玄), người đă đưa tông Tào Động qua Nhật, cũng như Thiền sư Minh Am Vinh Tây (zh. 明菴榮西), Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心), Nam Phố Thiệu Minh (zh. 南浦紹明) và nhiều vị khác thuộc phái Lâm Tế đă có công thiết lập ḍng Thiền Nhật Bản. Giữa thế kỉ 17, Thiền sư Trung QuốcẨn Nguyên Long Ḱ (zh. 隱元隆琦) sang Nhật thành lập ḍng Hoàng Bá, ngày nay không c̣n ảnh hưởng. Vị Thiền sư Nhật xuất chúng nhất phải kể là Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴), thuộc ḍng Lâm Tế, là người đă phục hưng Thiền Nhật Bản trong thế kỉ 18.

 Thiền tông tại Việt Nam

Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư T́-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài HảiVô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sang miền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.

Đặc Điểm

  Thiền bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng đă trở thành một tông phái độc lập khi được truyền sang Trung Quốc, đặc biệt là sau thời của Lục tổ Huệ Năng. Nơi đây, Thiền tông đă hấp thụ cốt tuỷ của nền văn hoá, triết lí Trung Quốc. Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann viết như sau trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus):

"Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đă chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc. Cái 'dễ thương', cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những ǵ Phật giáo mang đến Trung Quốc — với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, tŕnh bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng — những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét 'con ngỗng triết lí' vào lọ, th́ — chính nơi đây, tại Trung Quốc — con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích."

   Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên, không hẳn là sự phản đối truyền thống như những học giả sau này thường xác định. Thiền tông phản bác, vứt bỏ những nghi thức rườm rà, những bài luận khó hiểu, bất tận nhưng không phủ nhận nội dung, tinh hoa của chúng. Thiền tông chính là sự tổng hợp độc đáo của hai giáo lí, hai học thuyết nền tảng của Đại thừa Ấn Độ, đó là Trung quán (zh. 中觀, sa. mādhyamika) và Duy thức (zh. 唯識, sa. vijñānavādin). Người ta có thể hiểu phần nào những hành động, lời nói, phương pháp hoằng hoá "mâu thuẫn", "nghịch lí" của các vị Thiền sư nếu nắm được giáo lí của Trung quán và Duy thức. Trong các tập công án của Thiền tông, người ta có thể nhận ra hai loại:

  1. Những công án xoay quanh thuyết Thật tướng (zh. 實相) của Trung quán tông (sa. mādhyamika), tức là tất cả đều là Không (sa. śūnyatā). Công án danh tiếng nhất với thuyết tính Không là Con chó của Triệu Châu (Vô môn quan 1): Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có Phật tính không?" Triệu Châu trả lời: "Không!" (vô 無).Những công án với khái niệm "Vạn pháp duy tâm" (zh. 萬法唯心, sa. cittamātra) của Duy thức tông. Một công án danh tiếng theo thuyết Duy thức (Vô môn quan 29): Hai ông tăng căi nhau về phướn (một loại cờ). Một ông nói: "Phướn động", ông kia nói: "Gió động", và cứ thế tranh căi. Lục tổ Huệ Năng liền nói: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướn, tâm các ông động". Nghe câu này, hai vị giật ḿnh run sợ.  Thiền Tông Thời Cân Đại và Hiện Đại

Thiền tông chính thức truyền sang Hoa Kỳ do Thiền sư Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. shaku sōen, cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. kōgaku sōen) vào năm 1893. Người có công rất lớn truyền bá rộng răi Thiền tông ở các nước phương Tây lại là Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966), môn đệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (Essay in Zen Buddhism) đă rất thành công trong hai thập niên 19501960. Đến nay, tác phẩm này đă được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có bản dịch tiếng Việt. Hiện bản dịch này của Thích Tuệ Sỹ và Trúc Thiên có thể được t́m thấy trên mạng internet ở một số website về Phật giáo.

Thiền tông ở các nước phương Tây ngày nay có được phần lớn là qua sự đóng góp của các thiền sư Nhật Bản. Các thực nghiệm Thiền cũng đă thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đă không c̣n xa lạ mà c̣n thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Hàng trăm tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lí và thiết kế đă đặt thêm chữ "Zen" vào trong tựa đề.

Tuy không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền tông vẫn luôn luôn gây được một sức thu hút mănh liệt nơi tín đồ Phật giáo và đóng một vai tṛ quan trọng trong nghệ thuật Đông Á.

  Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%81n_t%C3%B4ng




Trung Quán Tông
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)


Trung quán tông (zh. 中觀宗, sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa དབུ་མ་པ་), c̣n được gọi là Trung luận tông (zh. 中論宗), là một trường phái Đại thừa, được Long Thụ (zh. 龍樹, sa. nāgārjuna) và Thánh Thiên (zh. 聖天, sa. āryadeva) thành lập. Tông này có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam. Đại diện xuất sắc của phái này, bên cạnh hai vị sáng lập, là Phật Hộ (thế kỉ 5), Thanh Biện (thế kỉ 6), Nguyệt Xứng (thế kỉ 8), Tịch Thiên (thế kỉ 7-8), Tịch Hộ (thế kỉ 8) và Liên Hoa Giới (thế kỉ 8). Những Đại Luận sư này có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển đạo Phật tại Tây Tạng.

Tên gọi của tông này dựa trên quan điểm “trung quán”, quan điểm trung dung về việc sự vật có hay không có. Với quan điểm Bát bất, được ghi lại trong bài kệ dẫn nhập của Trung luận (sa. madhyamakaśāstra), Long Thụ cho rằng mọi miêu tả về sự vật đều không đúng và Sư nêu rơ tính chất hư huyến và tương đối của sự vật. Nguyên văn kệ Bát bất, Tám phủ định (Chân Nguyên dịch Phạn-Việt):

Nguyên văn tiếng Phạn

anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ ||
yaḥ pratītyasamutpādaṃ prapañcopaśamaṃ śivaṃ | deśayāmāsa saṃbuddhas taṃ vande vadatāṃ varaṃ ||

Dịch nghĩa

Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường c̣n, không là một, không đa dạng, không đến, không đi ||
Con tôn xưng bậc chính giác (sa. saṃbuddha), người đă khéo (sa. śiva) dạy lí duyên khởi, sự an tĩnh các thiên h́nh vạn trạng (sa. prapañcopaśama), là vị thầy giỏi nhất trong các vị thầy.

V́ tất cả mọi sự đều dựa lên nhau mà thành (duyên khởi), cho nên chúng không tồn tại độc lập, không có tự ngă (zh. 我, sa. ātman), tự tính (zh. 自性, sa. svabhāva), trống rỗng (sa. śūnya). Cái trống rỗng, cái tính Không (sa. śūnyatā) trong Trung quán tông có một ư nghĩa hai mặt: một mặt, tính Không không có một tự ngă nào; mặt khác, tính Không đồng nghĩa với sự giải thoát, v́ tính Không chính là bản thể tuyệt đối. Chứng ngộ được tính Không tức là giải thoát. Muốn đạt được điều này, người ta phải thoát khỏi tâm thức thị phi. Đối với Trung quán tông th́ tính Không là thể tính cuối cùng, đồng nghĩa với Pháp thân (sa. dharmakāya). V́ quan điểm Không toàn triệt nói trên mà Trung quán tông có khi được gọi là Không tông (sa. śūnyavādin).

Muốn đạt được bản thể tuyệt đối, người ta phải vượt qua chân lí tương đối. V́ vậy phái này cũng có quan điểm riêng về “Chân lí hai mặt” (nhị đế 二諦, sa. satyadvaya), họ gọi chân lí thông thường là tục đế hay Chân lí quy ước (thế tục đế 世俗諦, sa. saṃvṛtisatya). Chân lí quy ước này dành cho hiện tượng và khái niệm thế gian, chúng vốn bị tính chất nhị nguyên quy định. Chân lí tuyệt đối, tối cao (đệ nhất nghĩa đế 第一義諦, sa. paramārthasatya) th́ giản đơn, không c̣n các mặt đối lập. Lí luận thông thường có thể tiếp cận tục đế, tuy không phải là chân lí cuối cùng, nhưng chúng cũng có giá trị nhất định. V́ vậy, chấp nhận tính Không, vô ngă (sa. anātman) hoàn toàn không phải phủ nhận kinh nghiệm của con người. Đời sống của một hành giả Trung quán tông cũng phải phản ánh quan điểm đó, nghĩa là, đối với bên ngoài, người đó cũng xem khổ như là có thật, cũng phải giữ giới và cố gắng giúp tất cả mọi người giải thoát. Nhưng người đó thật tâm biết rằng, những hành động đó chỉ giả tạo mà thôi.

Các tác phẩm của Long Thụ c̣n giúp phát triển ngành Nhân minh học (zh. 因明學, sa. hetuvidyā). Ngành này cũng chịu ảnh hưởng của trường phái lớn thứ hai của Đại thừa Ấn Độ là Duy thức tông (sa. vijñānavādin, yogācārin) và ngược lại ngành Nhân minh học cũng mài dũa cho Trung quán tông những lí luận sắc bén. Trong lĩnh vực Nhân minh, Duy thức tông cũng góp phần quan trọng, trả lời những câu hỏi mà Trung quán tông không có ư kiến, không đề cập đến như cách phát sinh của thế giới hiện tượng

Sự Phát Triển

Sau Thánh Thiên th́ Phật Hộ (zh. 佛護, sa. buddhapālita) là người đại diện xuất sắc của Trung quán tông. Sư có viết bài luận về (Căn bản) Trung quán luận tụng (sa. [mūla-] madhyamaka-kārikā), tên gọi khác của Trung luận của Long Thụ. Trong bộ này, với tên Phật Hộ căn bản trung quán luận thích (sa. buddhapālita-mūlamadhyamaka-vṛtti), Sư đả phá quan điểm của những kẻ đối nghịch và những kết luận (sa. prasaṅga) sai trái của họ, có thể gọi là “phá tà hiển chính,” nghĩa là hoàn toàn không nêu quan điểm của chính ḿnh, chỉ dựa vào những nhược điểm, những mâu thuẫn hiển hiện của đối thủ mà đả phá họ. Sư thành lập hệ phái Trung quán-Cụ duyên (zh. 中觀具緣; cũng gọi là Trung quán-Ứng thành tông 中觀應成宗, sa. prāsaṅgikamādhyamika)—tên gọi tông này dựa trên phương pháp đó.

Thanh Biện (zh. 清辯, sa. bhāvaviveka) áp dụng luận lí học của Duy thức tông và Nhân minh học của Trần-na (zh. 陳那, sa. dignāga) trong thuyết Trung luận của ḿnh. Sư hay nhấn mạnh đến “tính hợp quy luật”, xây dựng luận thức độc đáo của chính ḿnh và sau đó tiến tới bác bỏ lập luận đối phương. V́ thế nên hệ phái của Sư mang tên là Trung quán-Tự ư lập tông (zh. 中觀自意立宗) hay Trung quán-Y tự khởi tông (zh. 中觀依自起宗, sa. svātantrika-mādhyamika). Sư cũng phân tích và phê b́nh các luận sư khác và công kích luôn cả Phật Hộ. Cho Trung quán tông th́ việc Thanh Biện đưa những quan niệm trung tâm của Duy thức tông vào—tất nhiên là có biến đổi đôi chút—chỉ làm thêm phong phú và thúc đẩy sự phát triển. Tất nhiên qua đó Thanh Biện có nhiều sai biệt với các luận sư khác, như về thể tính của ư thức, sư xem nó chỉ là một phần của thế giới hiện tượng.

Nguyệt Xứng (zh. 月稱, sa. candrakīrti) th́ cố gắng trở về với giáo lí nguyên thuỷ của Long Thụ. Sư tự xem ḿnh là người thừa kế Phật Hộ và từ chối quan điểm của Thanh Biện, từ chối đưa ra bất cứ một hệ luận nào v́ cho rằng Trung quán tông đích thật không chủ trương một quan điểm nào cả. Sư soạn một bài luận giải tác phẩm Trung quán luận của Long Thụ và trong đây, sư chứng minh hệ thống của Phật Hộ là đúng. Với xác nhận này, sư phản ứng những quan điểm được Thanh Biện đề ra để bài xích một vài điểm trong hệ thống của Phật Hộ. Sư nêu rơ là một người có quan điểm trung dung không nên đề ra những luận tam đoạn (tam đoạn luận pháp 三段論法, syllogism) độc lập mà trong đó, cả ba chi của một luận điểm tự lập, tự khởi.

Một luận sư khác quan trọng của Trung quán tông là Tịch Thiên (zh. 寂天, sa. śāntideva, thế kỉ 7-8), là người nổi danh với hai tác phẩm Nhập bồ-đề hành luận (入菩提行論, sa. bodhicaryāvatāra), tŕnh bày con đường tu tập của một Bồ Tát và Tập Bồ Tát học luận (集菩薩學論, sa. śikṣāsamuccaya), tŕnh bày các quy định tu học của một vị Bồ Tát.

Trung quán và Phật giáo Tây Tạng

Trung quán tông đóng một vai tṛ quan trọng trung tâm trong Phật giáo Tây Tạng, kể từ thế kỉ thứ 8. Điều đó có lẽ xuất phát từ hoạt động của luận sư Tịch Hộ (zh. 寂護, sa. śāntarakṣita) và môn đệ là Liên Hoa Giới (zh. 蓮華戒, sa. kamalaśīla). Thời đó, hai vị này đại diện cho tông Trung quán-Duy thức (sa. yogācāra-svātantrika-mādhyamika), đưa những quan điểm Duy thức vào giáo lí của Long Thụ. Tương truyền Liên Hoa Giới tham dự một cuộc tranh luận với Thiền tông tổ chức tại Tây Tạng. Trong cuộc tranh luận đó Liên Hoa Giới thắng lợi và sau đó nhà vua Tây Tạng tuyên bố lấy Trung quán tông làm giáo pháp chính thống.

Trong thế kỉ thứ 11, với việc truyền bá giáo pháp lần thứ hai tại Tây Tạng, quan điểm Trung quán của Nguyệt Xứng lại thắng lợi. Cũng trong thời gian đó lại nẩy sinh một hệ phái Trung quán khác, một sự tổng hợp với giáo pháp của Vô Trước (zh. 無著, sa. asaṅga). Giữa thế kỉ 11 và 14, Tây Tạng lại tổng hoà các tông phái khác nhau của Trung quán và tiếp tục phát triển. Giữa thế kỉ 14 và 16, tại Tây Tạng có 4 hệ phái của Trung quán. Trung quán tông phát triển đến mức tuyệt đỉnh và luôn luôn được luận giải mới mẻ, sinh động. Đến thế kỉ thứ 19, phong trào Rime của Tây Tạng lại t́m cách đổi mới cách sắp xếp thứ tự quan điểm của Trung quán tông. Các quan điểm triết học của Trung luận được tŕnh bày trong các loại luận được gọi là Tất-đàn-đa (sa. siddhānta) tại Tây Tạng. Ngoài ra người ta c̣n t́m thấy trong các loại sách phổ thông chú trọng về các phương pháp tu tập để chứng ngộ được trực tiếp giáo lí của Trung quán tông.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_qu%C3%A1n_t%C3%B4ng





Duy Thức Tông
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

    Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. vijñaptimātravādin, yogācārin, cittamātravādin) là tên gọi tại Đông, Đông Nam Á của một trường phái Phật giáo. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, tông này được gọi là Thức tông, Thức học (sa.. vijñānavādin), hoặc Du-già hành tông (sa. yogācārin), tại Tây Tạng, người ta cũng gọi là Duy tâm tông (zh. 唯心宗, sa. cittamātrin). Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước (zh. 無著, sa. asaṅga) và người em là Thế Thân (zh. 世親, sa. vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 Công nguyên.

Các quan điểm và luận giải chính

   Quan điểm trung tâm của trường phái này là – như tên đă nói – tất cả mọi hiện tượng con người cảm nhận được đều là “duy thức” (sa. vijñāptimātratā), chỉ là thức (tâm); mọi hiện tượng đều là cảm nhận của thức, không có đối tượng độc lập, ngoài thức đang cảm nhận th́ không có ǵ là thật. Như thế, “thế giới” bên ngoài thuần tuư chỉ là thức v́ khách quan không có thật và chủ quan cũng không có thật nốt. Sự cảm nhận chỉ là quá tŕnh của một tưởng tượng, một ảnh ảo của một khách quan bị tưởng lầm là có thật. Quá tŕnh này được giải thích bằng khái niệm A-lại-da thức (zh. 阿賴耶識, sa. ālayavijñāna). Ngoài những quan điểm trên, khái niệm Tam thân Phật (zh. 三身, sa. trikāya) cũng được Duy thức tông giải thích trọn vẹn. Đại diện xuất sắc của Duy thức tông, ngoài các nhà sáng lập nói trên, là An Huệ (zh. 安慧, sa. sthiramati), Hộ Pháp (zh. 護法, sa. dharmapāla) – hai luận sư đă tạo thêm hai nhánh khác nhau trong Duy thức tông – và Trần-na (zh. 陳那, sa. dignāga), Pháp Xứng (zh. 法稱, sa. dharmakīrti, xem Thập đại luận sư).

 Tên Phạn ngữ khác của Duy thức tông là Du-già hành tông (sa. yogācārin), v́ lí do là đệ tử phái này rất chú trọng việc hành tŕ Du-già (sa. yoga), quán tưởng thiền định để phát huy hạnh nguyện của một Bồ Tát.

  Thế giới bên ngoài được Duy thức tông giải thích như sau: A-lại-da thức, vốn chứa tất cả các chủng tử của quá khứ, mang sẵn những mầm, Chủng tử (sa. bīja) và các mầm đó sản sinh các hiện tượng tâm thức. Các chủng tử đó chín muồi theo tác động của Nghiệp (sa. karma), chúng tác động qua lại lẫn nhau làm con người thấy một ảnh ảo mà cho nó là có thật. A-lại-da thức được so sánh với một ḍng nước chảy, luôn luôn mới mẻ và liên tục, tiếp tục sinh hoạt động sau khi chết và sự liên tục của nó chính là cơ sở của sự tái sinh. Những cảm nhận của con người, v́ bị “ô nhiễm” nên chúng phát sinh ra một ấn tượng về cái “ta”. Ấn tượng về cái “ta” là sai lầm, v́ thật ra chỉ có “sự cảm nhận” chứ không có “người cảm nhận”. Và cũng v́ vô minh mà cho rằng có tự ngă nên con người bám víu vào đó để chịu Khổ. Duy thức tông dựa vào thuyết dưới đây – được gọi là thuyết Tam tự tính (sa. trisvabhāva) – để giải thích sự cảm nhận, nhận thức ngoại cảnh. Tam tự tính là:

  1. Biến kế sở chấp tính (zh. 遍計所執性, sa. parikalpita-svabhāva), c̣n được gọi là huyễn giác (zh. 幻覺) hay thác giác (zh. 錯覺): Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác), do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập;Y tha khởi tính (zh. 依他起性, sa. paratantra-svabhāva), nghĩa là dựa vào cái khác mà sinh ra: Tất cả pháp hữu vi đều do Nhân duyên mà phát sinh, lệ thuộc vào nhau, không có tự tính (sa. asvabhāva);Viên thành thật tính (zh. 圓成實性, sa. pariniṣpanna): Tâm vốn thanh tịnh, là Chân như (sa. tathatā), Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha), là tính Không (sa. śūnyatā).


  Phương cách giải thoát của Duy thức tông dựa vào con đường của Phật giáo nguyên thuỷ, gồm có bốn mức độ (hoặc năm, trong hệ thống năm cấp th́ 1 và 2 bằng cấp 1 ở đây, xem thêm Ngũ đạo), đ̣i hỏi hành giả hành tŕ các Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, Lục độ) và Định (sa. samādhi):

  1. Gia hạnh (sa. prayoga): Hành giả (Bồ Tát) nhận ra rằng không có ǵ ngoài Tâm;Kiến (sa. darśana): Hành giả dựa trên giáo pháp đích thật, đạt Như thật tri kiến, bước vào Thập địa (sa. daśabhūmi). Hành giả thống nhất khách quan chủ quan là một. Trong giai đoạn này, hành giả loại trừ Phiền năo (sa. kleśa).Tu tập (sa. bhāvanā): Hành giả tu tập và vượt qua Bồ Tát thập địa;Vô học, cấp thành tựu Thánh quả: Hành giả diệt tận phiền năo, chấm dứt Luân hồi. Bồ Tát đă chứng đạt Pháp thân (sa. dharmakāya).



 Vai tṛ của Duy Thức Tông trong lịch sử

Đại học Nalanda một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ (bị phá huỷ năm 1197)

   Duy thức tông phát triển mạnh nhất trong thế kỉ thứ 6 Công nguyên. Một trong những trung tâm quan trọng của Duy thức tông là Đại học Na-lan-đà (sa. nālandā) ở Bắc Ấn Độ. Nơi đó, Hộ Pháp đă chủ trương một quan điểm duy thức tuyệt đối. Song song với Na-lan-đà cũng có một trung tâm khác không kém quan trọng tại Valabhi (valabhī), được một Đại luận sư khác của Duy thức tông là Đức Huệ (sa. guṇamati) sáng lập. Đại diện xuất sắc nhất của trường phái Duy thức này là An Huệ (sa. sthiramati), một môn đệ của Đức Huệ. Khác với Hộ Pháp, An Huệ có cái nh́n tương đối hơn về duy thức, bắt cầu nối giữa quan điểm “Thật tướng” của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và quan niệm “Nhất thiết duy tâm tạo.” Sư dung hoà triết lí của Duy thức tông và tư tưởng thật tính của Trung quán tông. Trần-na (sa. dignāga) và Pháp Xứng (sa. dharmakīrti) kết hợp quan điểm Duy thức và Kinh lượng bộ (sa. sautrāntika) để sinh ra một nhánh của Duy thức là Nhân minh học (zh. 因明學, sa. hetuvidyā), cách tranh luận bằng logic.

  Duy thức tông bị Trung quán tông phản bác mănh liệt. Họ cho rằng Duy thức tông đă đưa vai tṛ của Thức lên quá cao, cho nó một tính chất trường tồn, đứng sau mọi hiện tượng (xem thêm Pháp tướng tông).

Kinh luận

Sáu bộ kinh căn bản của Duy thức tông:

  1. Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra) Giải thâm mật kinh (sa. sandhinirmocana-sūtra); Như Lai xuất hiện công đức kinh, không có bản Hán văn; Đại thừa a-t́-đạt-ma (sa. mahāyānābhidharma-sūtra), được nhắc đến trong Nhiếp đại thừa luận, Du-già sư địa luận nhưng không có bản Hán văn, có lẽ đă thất truyền; Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra-sūtra); Hậu nghiêm kinh (sa. ghaṇavyūha), chưa được dịch ra Hán văn;





Mười một bộ luận:

  1. Du-già sư địa luận (sa. yogācārabhūmi-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch ra Hán ngữ, 100 quyển. Đây là bộ luận chính của Duy thức học; Đại thừa bách pháp minh môn luận (sa. mahāyānaśatadharma-vidyādvāra-śāstra), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển; Đại thừa ngũ uẩn luận (sa. skandhaka-prakaraṇa), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển; Hiển dương thánh giáo luận (sa. ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra), Vô Trước soạn, Huyền Trang dịch, 20 quyển; Nhiếp đại thừa luận (sa. mahāyāna-saṃgraha), có ba bản Hán dịch: 1. Phật-đà-phiến-đa (sa. buddhaśānta) dịch, 2 quyển; 2. Chân Đế (sa. paramārtha) dịch, 3 quyển; 3. Huyền Trang dịch, 3 quyển; Đại thừa a-t́-đạt-ma (tạp) tập luận (sa. abhidharma-samuccaya), Vô Trước soạn, Sư Tử Giác (sa. siṃhabodhi) thích, An Huệ (sa. sthiramati) tập, Huyền Trang dịch, 16 quyển; Biện trung biên luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra), Di-lặc thuyết, Huyền Trang dịch, 3 quyển; Nhị thập duy thức tụng (sa. viṃśika-vijñāptimātratā-kārikā), có ba bản dịch: 1. Duy thức luận, Bát-nhă-lưu-chi (sa. prajñāruci) dịch, 1 quyển; 2. Đại thừa duy thức luận, Chân Đế dịch, 1 quyển; 3. Duy thức nhị thập tụng, Huyền Trang dịch, 1 quyển; Duy thức tam thập tụng (sa. triṃśatika-vijñāptimātratā-kārikā), Thế Thân soạn, Huyền Trang dịch, 1 quyển; Đại thừa trang nghiêm kinh luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra-śāstra), Vô Trước soạn, Ba-la-phả-mật-đa (sa. prabhākāramitra) dịch, 13 quyển; Phân biệt du-già luận (?), Di-lặc thuyết, chưa có bản Hán văn Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Duy_th%E1%BB%A9c_t%C3%B4ng













Mật tông

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

   Mật tông (zh. 密宗 ḿ-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được h́nh thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Có một số ư kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật Tông với Kim cương thừa (Vajrayāna). Tuy nhiên, tên gọi Kim Cương Thừa chỉ thấy xuất phát từ Tây Tạng, c̣n các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này. Vấn đề này có thể thấy rơ qua nét khác biệt của hai đường lối tu giữa hai trường phái. Mật Tông xuất phát từ Trung Quốc sử dụng sự kết hợp giáo nghĩa của cả hai Kim Cương GiớiThai Tạng Giới, trong khi đó Mật Tông Tây Tạng hiếm khi đề cập đến Thai Tạng Giới và Kinh Đại Nhật.

   Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thịnh hành vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uư (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha; 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi; 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra; 705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uư, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Ḍng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na Lan Đà. Cả 3 Ngài: Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không từng được Sư Long Trí (là đệ của Ngài Long Thọ) truyền pháp.

   Pháp môn này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 bởi Đại Sư Liên Hoa Sinh và tại đây Kim cương thừa đă ḥa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo. Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt ma có tên tuổi. Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra). Ḍng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.

   Mật tông du nhập vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9 bởi Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải (zh. 空海, ja. kūkai). Sư đă đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không. Sau khi về nước và lập ra trường phái Chân ngôn tông (ja. shingon-shū) rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản.

   Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn (sa. mudrā) và sử dụng Mạn-đồ-la cũng như các lần Quán đỉnh (zh. 灌頂, sa. abhiṣeka). Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học tṛ bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do mà Mật tông không được truyền bá rộng răi. Mật Tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này th́ tuởng như suy vi hẳn. Thật ra, sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chơn ngôn nên mật tông dần co cụm lại và truyền thụ cho những nguời có duyên với pháp môn này.

  Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều đạo tràng tu tập thiền tông khế hợp với mật tông. Có nhiều tác giả dịch thuật những bài kinh thuộc tạng kinh mật giáo như Thích Thiền Tâm, Thích Viên Đức, Thiền sư Nhẫn Tế v.v., ngoài ra c̣n có những vị tu theo mật pháp như Tịnh Danh Pháp Chủ, Nhật Quang, Phương Nghi Huyền Thạch công, Kim Cang Sư Thích Minh Đức v.v. Những tự viện từng theo pháp tu mật tông như chùa Tây Tạng (B́nh Dương), Tịnh viện Hải Triều Âm (Đại Ninh)...

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_t%C3%B4ng


Tịnh độ tông

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

   Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. j́ngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một trường phái được lưu hành rộng răi tại Trung Quốc, Nhật BảnViệt NamHuệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. sukhāvatī) Tịnh độ của Phật A-di-đà. Đặc tính của tông này là ḷng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật ngày, là vị đă thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến ḿnh. V́ thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dăi", v́ chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà. do Cao tăng Trung Quốc

  Phép tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán tưởng Cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành tŕ. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là:

  1. Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha)
  2. A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và
  3. Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra).

  Ngày nay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

   Năm 402, Huệ Viễn thành lập Bạch Liên xă, trong đó tăng sĩ và cư sĩ tụ tập trước tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cơi Cực lạc phương Tây. Như thế, Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan (zh. 曇鸞, 476-542) là người phát triển tích cực tông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt pháp th́ tự lực không c̣n đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường "gian khổ" của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp "dễ dăi" là dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm danh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cơi của ngài. Sư viết nhiều luận giải về Quán vô lượng thọ kinh. Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bá rộng răi - v́ so với các môn phái khác, tông này xem ra "dễ" hơn.

   Mục đích của phép niệm danh hiệu A-di-đà là t́m cách chế ngự tâm. Thường thường hành giả tự đặt cho ḿnh một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. Phép quán niệm này được xem là có thể giúp hành giả "thấy" được A-di-đà và hai vị Bồ Tát tả hữu là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta) và biết trước được giờ chết của ḿnh. Phép niệm này có thể thực hiện bằng cách đọc to hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh tượng A-di-đà. Đó là cách tu thông thường nhất. Ngoài ra hành giả có thể thực hiện phép thứ 16 trong Vô lượng thọ kinh, bằng cách tạo linh ảnh của A-di-đà và thế giới Cực lạc, xem như hiển hiện trước mắt. Phép tu cao nhất của tông này là tự xem thể tính của ḿnh chính là A-di-đà. Tất cả mọi hành giả của Tịnh độ tông đều mong muốn được thấy A-di-đà trong một linh ảnh, đó là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được tái sinh trong cơi Cực lạc. Niệm danh hiệu và tạo linh ảnh là điều kiện "bên ngoài", ḷng tin kiên cố nơi A-di-đà là điều kiện "bên trong" của phép tu này, với hai điều kiện đó th́ hành giả mới được tái sinh nơi cơi Cực lạc.

Tịnh độ tông Nhật Bản

   Tịnh độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh độ tông Trung Quốc, được Viên Nhân (zh. 圓仁, ja. ennin, 793-864) truyền sang Nhật song song với giáo lí của Thiên Thai tôngMật tông mà sư đă hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A-di-đà. Những vị nổi danh của tông này trong thời gian đầu là Không Dă Thượng Nhân (空也上人, ja. kūya shōnin, 903-972), cũng được gọi là Thị Thánh (市聖), "Thánh ở chợ", và Nguyên Tín (源信, ja. genshin, 942-1017). Trong thời này, niệm Phật là một thành phần trong việc tu hành của tất cả các tông phái tại Nhật, đặc biệt là Thiên Thai và Chân ngôn tông.

T   rong thế kỉ 12, Pháp Nhiên (zh. 法燃, ja. hōnen, 1133-1212) chính thức thành lập tông Tịnh độ. Sư muốn mở một con đường tu tập mới, "dễ đi" trong thời mạt pháp cho những người sống đau khổ. Sư rất thành công trong việc thuyết phục quần chúng và rất nhiều người quy tụ lại, thành lập một trường phái rất mạnh. V́ sư tự tôn giáo lí ḿnh - cho rằng đó là giáo lí tột cùng - nên không thoát khỏi sự tranh chấp dèm pha. Sư bị đày ra một vùng hoang vắng năm 74 tuổi.

    Giáo lí cơ sở của Pháp Nhiên dựa trên các bộ Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra) và Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra). Cách tu hành của tông này chỉ là việc tụng câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (ja. namu amida butsu). Việc niệm danh Phật rất quan trọng để phát triển ḷng tin nơi Phật A-di-đà, nếu không th́ hành giả không thể nào thác sinh vào cơi của ngài, mục đích chính của việc tu hành của tông này. Ngược với Tịnh độ chân tông, hành giả của tông này sống một cuộc đời tăng sĩ.

   Không Dă Thượng Nhân là người đầu tiên tín ngưỡng đức A-di-đà và truyền bá công khai việc niệm Phật giữa chợ và v́ vậy mang biệt hiệu là Thị Thánh. Sư nhảy múa ở ngoài đường và ca tụng danh hiệu A-di-đà theo nhịp gơ của b́nh bát trên tay. Lương Nhẫn (zh. 良忍, ja. ryōnin), một Cao tăng thuộc Thiên Thai tông đă nổi danh trong việc tín ngưỡng và tán tụng đức A-di-đà trong những bài hát. Sư chịu ảnh hưởng mạnh của hai tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm và trên cơ sở này, Sư phát triển một cách "Dung thông niệm Phật" (zh. 融通念佛): Nếu một người nào đó niệm Phật th́ công đức này sẽ đến với tất cả những người khác và ngược lại, ai cũng có phần của ḿnh trong việc tụng niệm danh Phật. Cách diễn giảng giáo lí của sư như trên thuyết phục được nhiều người trong vương triều và sau khi tịch, giáo lí này được các vị đệ tử kế thừa.

  Nguyên Tín (zh. 源信, ja. genshin), một Cao tăng trên núi Tỉ Duệ (zh. 比叡) - trung tâm của các trường phái tín ngưỡng A-di-đà - tin chắc rằng, có một con đường đưa tất cả chúng sinh đến giải thoát. Sư tŕnh bày phương pháp tu tập của ḿnh trong Văng sinh yếu tập (zh. 往生要集), một quyển sách nói về niềm tin nơi đức A-di-đà. Trong sách này, Sư tŕnh bày trong mười phẩm những h́nh phạt khủng khiếp dưới Địa ngục và ích lợi của cách tu hành niệm Phật. Sư tự tin là ḿnh đă t́m biết được hai tính chất đặc thù của con người là: tâm trạng sợ hăi kinh khiếp địa ngục và ḷng khao khát được tái sinh vào cơi Cực lạc. Quyển sách này là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong truyền thống tín ngưỡng Phật A-di-đà tại Nhật. Sư không những viết sách phổ biến giáo lí của ḿnh mà c̣n sử dụng hội hoạ, nghệ thuật tạc tượng để truyền bá tông phong của ḿnh đến những người ít học. Nhưng đến đây, việc tôn thờ A-di-đà Phật vẫn chưa là một trường phái độc lập, mà chỉ là một thành phần tu học của những tông phái tại đây.

  Với Pháp Nhiên, Tịnh độ tông chính thức được h́nh thành. Sư quan niệm rằng, đa số con người không thể đi con đường khó, hoàn toàn tin vào tự lực trong thời mạt pháp và cơ hội duy nhất của họ là tin vào sự hỗ trợ của Phật A-di-đà, tin vào tha lực.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bnh_%C4%91%E1%BB%99_t%C3%B4ng





Pháp Môn Quán Âm

Pháp môn Quán Âm là một pháp môn thiền định về ánh sáng và âm lưu nội tại . Quán âm theo tiếng Trung Hoa có nghiă là quán sát chấn động lực cuả âm thanh bên trong.

Từ thời cổ xưa, những thể nghiệm tâm linh về âm thanh và ánh sáng bên trong đă được nhắc tơí qua kinh điển cuả các tôn giáo trên thế giới.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Văn Thù Sư Lợi bố tát có noí rằng pháp môn Quán Âm là một pháp môn cao nhất trong tất cả các pháp để đạt được sư khai ngộ.

Trong thánh kinh đă ghi rằng: "  Lúc ban đầu là Ngôi lời, Ngôi lời ở cùng thượng đế và thương đế chính là ngôi lời." " (Gio-an 1:1).Ngôi lời, âm thanh vi diệu bên trong, c̣n được goị là Logos, Shabd, Đạo, Nguốn Âm Thanh, Nước Nguồn Sống hay Tiếng Nhạc Trời.

Ánh sáng bên trong, ánh sáng cuả thương đế cũng đề cập trong danh từ "Khai Ngộ" ( Enlightement). Chính nhờ vào ánh sáng bên trong và âm thanh nôị tại mà chúng ta giao tiếp với Thượng Đế.

Thiền sư Thanh Hải giải thích như sau:

"  Sức chấn động cuả âm thanh nầy hiện hữu trong mọi sự sống và trưởng dưỡng toàn cơi vũ trụ, âm thanh nội tại có thể chửa lành mọi vết thương, đáp ứng được mọi ước muốn và khát vọng trần gian. Nó là sức mạnh vạn năng, và là t́nh thương vô bờ . V́ chúng ta được cấu tạo bởi âm thanh nầy nên giao tiếp được với nó, chúng ta sẽ có niềm an b́nh và măn túc trong tâm thức. Sau khi nghe được âm thanh nầy toàn thể con ngướ cuả chúng ta sẽ biến đổi, mọi quan niệm về cuộc sống của chúng ta sẽ cải tiền một cách sâu đậm để trở nên tốt đẹp hơn.."

Muốn t́m hiểu thêm về pháp môn Quán Ân xin vào trang mạng:

http://www.tructiepcauthongthuongde.org
default.aspx?id=phapmonquanam



Thiền Sư Thanh Hải


Nguồn: http://www.tructiepcauthongthuongde.org




Email: nhuphong@thienquan.net


Trở lại trang mặt